Giới thiệu về cao dán vết thương Đông y DR. TUY
Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy chuyên điều trị loét da, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da, mất da cho bệnh nhân tại nhà thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH, ít tốn kém so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại.
- Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có cảm giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
Tại sao cao dán Đông y lại có hiệu quả tốt như vậy trong việc điều trị loét da
- Y học cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện( Y HỌC HIỆN ĐẠI)
- Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.
- Trong quá trình lao động, sinh hoạt con người bị các bệnh lý ngoài da như: Các vết thương, trầy xước, lở loét, hoại tử, bỏng… Con người đã sử dụng các loại lá cây giã ra để đắp vào các vị trí tổn thương. Ngoài ra một số nhà thuốc đã chế ra được Cao dán đông y phết ra giấy để đắp vào các vị trí tổn thương mục đích điều trị.
Hiệu quả khi sử dụng cao dán vết thương Đông y điều trị vết loét, mất da
1. Nguyên nhân lở loét ngoài da của bà.
- Do bà cao 95 tuổi, đi lại bị ngã dẫn đến nằm một chỗ. Người nhà ở quê không biết cách chăm sóc làm trầy xước da và lở loét nhiều vị trí trên cơ thể. Khi biết tin bà bị lở loét ngoài da như vậy. Bs Lê Hoan đã đưa bà lên ở cùng để tiện chăm sóc và điều trị.
- Bs Lê Hoan tìm hiểu và biết đến Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy điều trị lở loét ngoài da. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu những bệnh nhân được điều trị khỏi bằng Cao dán. Đã liên hệ và gửi hình ảnh tổn thương qua Zalo theo sđt 0989.745.077 để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp.
Sau khi được tư vấn và lựa chọn Cao dán, Bs Lê Hoan đã đồng ý điều trị.
Hội thoại và hình ảnh trong quá trình điều trị
Hình ảnh lở loét ngoài da
Bs Lê Hoan gửi hình ảnh các vết lở loét ngoài da để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp.
Bs Tuy tư vấn sử dụng Cao dán cho các vị trí lở loét ngoài da.
Lở loét vùng hông
Lở loét vùng cùng cụt
Trong quá trình điều trị các vết lở loét ngoài da. Bs Tuy yêu cầu phải có đèn hồng ngoại để chiếu khi điều trị, có đệm hơi hay đệm nước cho bệnh nhân nằm tránh lở loét các vị trí tỳ đè khác.
Bs Hoan chia sẻ bà 95 tuổi mới bị ngã cách đây 1 tháng, ở quê nên không biết cách chăm sóc dẫn đến lở loét...
Bs Lê Hoan bắt đầu điều trị các vết lở loét ngoài da bằng Cao dán. Hình ảnh bóc Cao dán, Cao cũ còn bám dính trên bề mặt da.
Những ngày đầu điều trị Cao dán sẽ kéo dịch, mủ, giả mạc ra. Do đó sẽ có nhiều dịch chảy ra, vết lở loét có thể to và sâu rộng ra.
Hình ảnh vết lở loét vùng cùng cụt
Đánh giá của Bs Lê Hoan khi điều trị Cao dán các vết lở loét.
Vết số 3 và 4 đã khỏi. Vết loét số 1& 2 khỏi được 60%.
Hình ảnh so sánh vết loét vùng hông
Tiến triển vết lở loét vùng cùng cụt
Bs Tuy khuyến cáo gia đình không nên cắt lọc tổ chức hoại tử vì:...
Khỏi hoàn toàn vết lở loét vùng hông số 1& 2. Còn vết lở loét cùng cụt.
Khỏi hoàn toàn vết lở loét vùng hông
Bs Lê Hoan giới thiệu hiệu quả Cao dán cho một Bs làm việc tại Bình Dương- TPHCM.
Tiến triển vết lở loét vùng cùng cụt
Bs Lê Hoan chia sẻ hiệu quả Cao dán cho nhiều đồng nghiệp biết đến và đánh giá khi điều trị lở loét ngoài da bằng Cao dán.
Khỏi hoàn toàn vết lở loét vùng cùng cụt
II. Bác sỹ Lê Hoan điều trị lở loét vùng cùng cụt cho Bố.
- Ông bị áp xe vùng cùng cụt. Ổ áp xe tương đối to, xung quanh nề đỏ, sưng, cứng. Gia đình đã dùng thuốc Xanh Methylen bôi lên vùng áp xe. Khi Bs Hoan gửi cho tôi hình ảnh tổn thương để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp thì sau đó, do ông bị viêm phổi nặng và nhiễm khuẩn huyết được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh.
- Quá trình điều trị tại bệnh viện, các bs đã cắt lọc toàn bộ tổ chức hoại tử ổ áp xe, tạo thành một hố rất sâu rộng.
Hình ảnh và hội thoại Zalo trong quá trình điều trị
Hình ảnh áp xe vùng cùng cụt
Bs Lê Hoan chia sẻ ông bị viêm phổi nặng và nhiễm khuẩn huyết do đó đươc cấp cứu tại bệnh viện.
Hình ảnh ổ áp xe sau khi được cắt lọc tổ chức hoại tử
Hình ảnh ổ áp xe trước và sau khi nhập viện
Sau khi ông ra viện Bs Lê Hoan đã sử dụng Cao dán điều trị vết lở loét vùng cùng cụt.
Hình ảnh dán cao và chiếu đèn hồng ngoại vết lở loét
Dịch, mủ, giả mạc sẽ được kéo ra khi điều trị bằng Cao dán. Do đó giai đoạn này sẽ có nhiều dịch được kéo ra, vết lở loét có thể to và rộng ra.
Hình ảnh tổ chức hạt mọc tốt
Đánh giá của Bs Lê Hoan khi điều trị vết lở loét vùng cùng cụt.
Tiến triển vết lở loét vùng cùng cụt
Vết lở loét vùng cùng cụt dần được lấp đầy
Bs Lê Hoan chia sẻ ổ áp xe to, sâu, hầm hố như hố bom xẻ thịt ra, mà sinh cơ, hết viêm, đầy lên sắp khỏi, phải đánh giá là cao dán thật là tuyệt vời.
Bs Lê Hoan giới thiệu Cao dán cho đồng nghiệp ở Ninh Bình.
Tiến triển vết lở loét vùng cùng cụt sắp khỏi hoàn toàn
Tiến triển vết lở loét vùng cùng cụt khi điều trị Cao dán
Những nguyên nhân cơ bản làm tác động đến quá trình lành vết loét da, vết thương
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, sử dụng rượu bia chất kích thích
Cơ thể cần cung cấp đầy đủ protein để tạo nên các mô mới. Thiếu hụt protein khiến cơ thể không đủ nguyên liệu chữa lành vết loét, cũng như tăng cường thêm sức đề kháng. Sai lầm thường thấy khi chăm sóc vết loét là không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Để vết loét nhanh lành, bạn cần bổ sung protein vào chế độ ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để đảm bảo nhu cầu protein của cơ thể.Ngoài ra, các vitamin, đặc biệt là vitamin A và C trong trái cây và rau quả cũng là công cụ đắc lực giúp vết loét nhanh hồi phục. Các vitamin này có nhiều trong cam, bưởi, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, cải bó xôi….
Một số nguyên nhân khác là để bệnh nhân sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn… làm ức chế quá trình lành thương tự nhiên.
Theo các nghiên cứu khoa học, rượu bia làm giảm đáng kể số lượng một dạng tế bào hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết loét, có tên là macrophage. Tế bào này có chức năng dọn sạch vi khuẩn và các mảnh vỡ ở vết loét.
Nghiên cứu còn cho thấy rượu bia làm giảm sự sản sinh một loại protein có chức năng tuyển chọn các macrophage đến vết loét.Thuốc lá cũng là tác nhân độc hại, do làm suy yếu hệ miễn dịch và tắc hẹp mạch máu.
Một sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân loét da là chủ quan với rượu bia, thuốc lá, cho người bệnh sử dụng theo ý thích. Người nhà nên khuyên người bệnh nên từ bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá, nếu muốn vết loét nhanh lành hơn
Bệnh nhân có các bệnh mạn tính như đái tháo đường
Đái tháo đường gây nhiều biến chứng, trong đó có ảnh hưởng tiêu cực lên vết thương hở. Do lượng đường huyết thường xuyên ở mức cao, tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn và nấm, người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, khiến cho vết loét lâu lành.
Đường huyết cao còn ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tuần hoàn và hệ miễn dịch của cơ thể. Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp động mạch, cản trở máu lưu thông bình thường, ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể. Do đó, cơ thể trở nên thụ động hơn trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài.
Thêm vào đó, bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng khác cho cơ thể, trong đó có khả năng làm tổn thương dây thần kinh khiến người bệnh không thể nhận biết mình đang bị đau, làm chậm quá trình nhận biết sớm vết loét trên thân thể.
Do vậy nếu thấy các vết loét trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lâu lành, đặc biệt là vết loét ở chân hay bàn chân, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh loét da lâu lành do tiểu đường, một số bệnh lý khác cũng liên quan đến chậm lành vết thương như: viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, béo phì, liệt, …
Lưu thông máu kém
Có thể bạn chưa biết là cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành vết thương, vết loét, tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển các tế bào mới tới khu vực bị tổn thương. Tại đây, các tế bào giúp hình thành làn da mới. Bạch cầu trong máu giúp tiêu diệt các mầm bệnh vi khuẩn và dọn dẹp ổ tổn thương
Tuy nhiên, nếu lưu thông máu trong cơ thể kém, máu sẽ di chuyển chậm, tương ứng là tế bào hồng cầu vận chuyển kém, nguồn oxy và chất dinh dưỡng kém đi, bạch cầu cũng thiếu số lượng cần thiết, làm trì hoãn quá trình chữa lành vết loét.
Một lỗi sai thường gặp khiến máu lưu thông kém là không hỗ trợ vận động, xoa bóp vùng bị loét và toàn bộ cơ thể. Vì vậy, với những bệnh nhân bị hạn chế vận động, nằm liệt giường, cần xoay giở đổi tư thế mỗi 1 – 2 giờ. Đồng thời kết hợp xoa bóp thường xuyên giúp cho máu được lưu thông trên toàn bộ cơ thể.Một số tình trạng bệnh lý gây tắc hẹp mạch máu cũng khiến máu lưu thông khó khăn hơn bình thường như:
-
bệnh như xơ vữa động mạch,
-
béo phì,
-
đái tháo đường,
-
nằm liệt …
Ở những người bệnh này, quá trình chữa lành vết thương sẽ bị trì hoãn và kéo dài.
Tạo áp lực lâu dài trên cơ thể
Những trường hợp người bệnh phải nằm bất động trong thời gian dài, các vùng da bị lở loét liên tục chịu áp lực lớn. Áp lực đó có thể gây loét nặng hơn ở những mức độ khác nhau, dẫn đến những vết loét hở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Bạn có thể tránh được sai lầm này bằng cách hạn chế tối đa việc tì đè vào vết loét, bằng cách giảm áp lực tì đè lên vết loét và xoay trở người bệnh thường xuyên.
Hoạc bạn sử dụng thiết bị chuyên dùng như đệm hơi, đệm nước, đệm 3D … để giảm áp lực lên các vùng bị loét. Có thể dùng găng tay y tế bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết loét của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực rất tốt.
Bạn cũng cần lật người, thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên, khoảng 1-2 giờ/lần. Nếu bệnh nhân ngồi liệt trên xe lăn, tần suất đổi tư thế nên là 15 phút/lần.
Chăm sóc và điều trị vết loét da do tì đè như thế nào để nhanh hồi phục
Tuỳ theo từng nguyên nhân mà có các biện pháp nhằm ngăn ngừa loét da ở người cao tuổi. Khi người cao tuổi phải nằm lâu ngày, thậm chí không ngồi dậy được thì người nhà, người chăm sóc cần thay đổi tư thế cho người bệnh.
Vết loét da nếu được phát hiện sớm và chăm sóc tốt thì tình hình sẽ rất dễ kiểm soát. Chăm sóc đúng cách, vết loét sẽ nhỏ lại, từ từ lên mô non và phục hồi. Ngược lại, nếu chăm sóc không đúng cách, vết loét lâu lành sẽ mở rộng, bội nhiễm vi khuẩn và nấm, khó điều trị, nặng hơn nữa là dẫn tới hoại tử.Những vùng bị tì, đè nhiều cần được vệ sinh sạch sẽ và xoa bóp hàng ngày. Nếu có điều kiện thì cho người bệnh nằm đệm chuyên dụng cho người nằm lâu, ít cử động (ví dụ dùng đệm bằng hơi hoặc nước).
Không nên lạm dụng thuốc ngủ cho người cao tuổi có nguy cơ bị loét da vì uống thuốc ngủ sẽ làm cho người bệnh giảm các vận động, ngay cả việc thay đổi tư thế khi nằm. Những người cao tuổi bị đái tháo đường luôn lưu ý là kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện vết loét, cần chọn giày, dép mềm mại, không chật để sử dụng. người cao tuổi khi bị giãn tĩnh mạch chân cần đi khám bệnh để được bác sĩ điều trị và tư vấn những điều cần thiết, không nên chủ quan.
Vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi để phòng loét da cũng là một việc rất cần được quan tâm. Vì vậy cần có chế độ ăn uống hợp lý để có đủ năng lượng, giàu protein, giàu sinh tố, khoáng chất. Tuy vậy, việc nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi có nhiều biện pháp khác nhau nhưng còn tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Ăn uống đủ chất và đủ số lượng trong từng bữa ăn là hết sức quan trọng. Trong các bữa ăn nên hạn chế ăn thịt mà tăng cường ăn cá, rau và quả. Cá, rau và quả có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi cơ quan trong cơ thể vì chúng cung cấp các loại vitamin, đồng thời trong rau có nhiều chất xơ là loại góp phần chống táo bón ở người cao tuổi. Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, đều đặn thì phải luôn giữ vệ sinh cá nhân như tắm rửa và thay quần áo hằng ngày.
-
Giảm áp lực vết loét da tỳ đè
Bước đầu tiên trong điều trị vết loét do tì đè là làm giảm áp lực gây ra nó. Hai cách đơn giản là thay đổi tư thế hoạt động và sử dụng bề mặt hỗ trợ, nên thay đổi tư thế thường xuyên và ở vị trí phù hợp. Để giảm áp lực lên vết loét và bảo vệ vùng da dễ bị tổn thương, bệnh nhân nên được sử dụng nệm, giường và đệm đặc biệt.
- Vệ sinh sạch vết thương loét da tỳ đè
Điều quan trọng là cần giữ vết thương không bị nhiễm trùng. Khi vết thương ở giai đoạn 1 (không có vết thương hở), bạn hãy nhẹ nhàng rửa bề mặt bằng nước với xà bông dịu nhẹ và lau khô. Khi bị loét, bạn hãy làm sạch nó bằng dung dịch muối loãng mỗi lần khi thay quần áo.
- Sử dụng Cao dán vết thương cho vùng loét da tỳ đè
Cao dán vết thương Đông y Gia truyền của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy đã giúp cho nhiều gia đình bệnh nhân thoát khỏi tình trạng loét da, loét da tỳ đè, loét ép, loét vùng cùng cụt
Với phương pháp đơn giản này, người bệnh nằm lâu bị loét ép lâu năm cũng có thể điều trị khỏi mà không phải dùng Kháng Sinh hay cắt lọc tổ chức da bị hoại tử và rửa hàng ngày.
Bước 1.
Dùng máy sấy tóc hoặc đèn hồng ngoại hơ nóng lá cao và mở lá cao ra.
Bước 2.
Mở lá cao dán Đông y, dán vào vị trí tổn thương.
Bước 3.
Sau khi dán xong dùng đèn hồng ngoại là hiệu quả nhất (không có dùng máy sấy tóc) chiếu vào bề mặt bên ngoài của cao vừa dán.
- Thời gian chiếu 10- 15 phút.
- Khoảng cách từ bóng đèn tới cao dán 30- 40cm.
- Ngày chiếu 3-4 lần.
Tác dụng: Làm cho Cao mềm ra, lỗ chân lông dãn ra cao hấp thu được tốt. Khi chiếu có tác dụng giãn mạch tăng tưới máu ( Dinh dưỡng) tăng thực bào... làm cho tổn thương nhanh khỏi.
Một số lưu ý khi sử dụng cao dán Đông y
1. Khi quyết định điều trị phải dán cao 24/24 cho đến khi khỏi.
2. Khi tắm rửa không phải bóc cao ra, khi tắm xong dùng đèn chiếu hoặc máy sấy tóc hơ lại.
3. Luôn luôn cho cao áp vào vị trí tổn thương.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị lở loét da tại nhà.
Các vết trầy xước ngoài da
HÃY CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOÀI DA
Lở loét da vùng cùng cụt
Thuốc điều trị lở loét ngoài da
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
Lở loét ngoài da ở người cao tuổi nằm lâu
Rất nhiều dòi sau lớp thuốc che phủ bề mặt vết thương
Tham khảo bệnh nhân nằm liệt, người già đã được điều trị khỏi các bệnh lý loét da tỳ đè.
1. Điều trị lở loét vùng cùng cụt.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/cham-soc-benh-nhan-loet-ty-de.html
2. Lở loét hoại tử vùng hông.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/tham-lai-benh-nhan-dieu-tri-loet-do-nam-lau-sau-hon-5-thang-khoi-benh.html
3. Lở loét ngoài da.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-lo-loet-vung-cung-cut-tren-benh-nhan-bi-parkinson.html
4. Lở loét da vùng xương cụt.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết.https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-lo-loet-ngoai-da-cho-nguoi-cao-tuoi.html
5. Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/chia-se-cua-benh-nhan-sau-khi-dieu-tri-khoi-bong-bo-xe-may.html
6. Chân bị nhiễm trùng có mủ.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-lo-loet-ban-chan-do-nhiem-trung.html
7. Bỏng bô xe máy nặng.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-bong-ban-chan.html
8. Zona thần kinh.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/zona-than-kinh-o-tre-nho.html
9. Thuốc trị lở loét cho người già mau lành.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-khoi-nhieu-vi-tri-lo-loet-ngoai-da.html
10. Điều trị áp xe tại nhà.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-ap-xe-nach.html
11. Lở loét ở mông.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/hoi-phuc-suc-khoe-sau-khi-dieu-tri-khoi-vet-loet-vung-mong.html