Loét da ở người cao tuổi và cách phòng tránh
Bệnh loét da ở người cao tuổi rất dễ gặp bởi đối tượng này có sức đề kháng giảm sút. Thêm vào đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng của da, khiến da dễ bị loét.
Trong các bệnh loét da ở người cao tuổi thì loét da chi dưới chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng 70%) do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân suy yếu làm khó khăn cho máu trở về tim, máu ứ đọng lại gây loét da ở cẳng chân. Bệnh có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên cẳng chân, cũng có thể thể hiện loét ở da mắt cá trong do ứ trệ tĩnh mạch bên dưới. Mắt cá ngoài của người cao tuổi cũng có thể bị loét, loét mắt cá ngoài lại có liên quan đến chấn thương làm lở loét do đi lại không vững gây vấp, trượt chân hoặc do một số động mạch của chi dưới bị suy yếu…
Một số người cao tuổi do nằm lâu bởi một số bệnh như tai biến mạch máu não, chấn thương gãy xương phải cố định hoặc bó bột phải nằm dài ngày. Sức yếu không cử động, không thay đổi tư thế được hoặc muốn cử động, muốn thay đổi tư thế nhưng không có người hỗ trợ thì những vùng bị tì đè nhiều cũng rất dễ gây loét như vùng mông, bả vai, hai mạng sườn, vùng chẩm, gót chân…
Nguyên nhân gây loét da ở người già
Loét da chi dưới
70% các trường hợp loét chi dưới là do suy tĩnh mạch. Nhờ hệ thống van một chiều mà bình thường máu tĩnh mạch đi từ dưới lên trên, từ hệ tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu. Suy tĩnh mạch (STM ) là do hở van trong hệ tĩnh mạch sâu (áp lực cao), hoặc hệ tĩnh mạch nông (áp lực thấp), hoặc cả hai. Nếu không được điều trị sẽ gây nên một tập hợp các triệu chứng tiến triển nặng dần bao gồm đau, phù, tổn thương da và loét.
Nguyên nhân của loét da không liền sẹo ở mặt trong của mắt cá chủ yếu là do ứ trệ tĩnh mạch bên dưới. Những thay đổi da và loét ở mắt cá ngoài thường liên quan đến chấn thương trước đó hoặc là suy động mạch hơn là do suy tĩnh mạch đơn thuần.
Loét da chi dưới - Phòng tránh loét da ở người già
Loét do tì đè
Là loét, hoại tử da, tổ chức dưới da hoặc cơ ở vùng tì đè giữa xương và mặt phẳng cứng như giường, ghế...
Loét do tì đè biểu hiện qua bốn giai đoạn: 1. Đỏ da; 2. Loét trợt nông, phỏng rộp; 3. Loét sâu lớp da và mỡ dưới da; 4. Loét sâu, hoại tử hoặc loét cơ, xương.
Các nguyên nhân chủ yếu và những yếu tố thuận lợi dẫn tới loét da là do:
- Chậm thay đổi tư thế bệnh nhân, những trường hợp bệnh nhân kém vận động, chịu áp lực tì đè trong 3 giờ sẽ gây thiếu máu tại chỗ, có thể dẫn tới hoại tử da và tổ chức dưới da.
- Suy dinh dưỡng (lớp cơ và mỡ giữa xương và mặt phẳng tì đè mỏng), thiếu máu, nhiễm trùng.
- Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh như bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.
- Kì cọ, chà xát da nhiều, co kéo da do quần áo, các nếp gấp của quần áo hoặc chăn đắp...
- Da bị ẩm ướt liên tục, đặc biệt là trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ.
Loét da tỳ đè
Phòng tránh loét da ở người già - Nên làm thế nào?
Các biện pháp phòng tránh loét da ở người cao tuổi
- Cách tốt nhất là tránh tì đè liên tục lên vùng da nhạy cảm. Những bệnh nhân bị liệt hoặc ốm nặng phải nằm lâu trên giường cần được thay đổi tư thế liên tục 2 giờ/1 lần. Nên cho bệnh nhân nằm các loại đệm như đệm hơi, đệm nước, đệm thay đổi được áp lực từng phần. Điều này giúp hạn chế hình thành những vết loét trên da.
- Đối với những bệnh nhân phải ngồi xe lăn, cần được nhấc người khỏi mặt ghế, xe thường xuyên (khoảng 10-15 phút 1 lần) kể cả đang dùng gối giảm áp lực.
- Người chăm sóc bệnh nhân cần kiểm tra các vùng da của bệnh nhân mỗi ngày. Chú ý để các vùng da kín tiếp xúc được với không khí, phát hiện sớm các vùng da đỏ. Giữ da bệnh nhân sạch, khô ráo. Thay quần áo thường xuyên. Trời nắng nên lau mồ hôi và giữ cho da được khô. Các bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ cần được làm vệ sinh liên tục, lau khô
-Vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi để phòng loét da cũng là một việc rất cần được quan tâm. Vì vậy cần có chế độ ăn, uống hợp lý để có đủ năng lượng, giàu protein, giàu sinh tố, khoáng chất. Trong các bữa ăn nên hạn chế ăn thịt mà tăng cường ăn cá, rau và quả. Cá, rau và quả có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi cơ quan trong cơ thể vì chúng cung cấp các loại vitamin đồng thời trong rau có nhiều chất xơ là loại góp phần chống táo bón ở người cao tuổi.
Điều trị loét da ở người già hiệu quả tốt bằng cao dán Đông y
Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất một lần một tuần. Nếu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm. Bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.
Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch,
Bạn không nên sử dụng thường xuyên chất khử trùng nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng).
Sử dụng Cao Dán Đông Y gia truyền để điều trị cho người bị loét da do bị liệt nằm lâu ngày đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng và hồi phục nhanh chóng.
Mời quý vị quan tâm hãy theo dõi Clip phía dưới để hiều rõ hơn về quá trình điều trị. |
Nội dung clip bao gồm:
1. Điều trị bệnh nhân bị loét, mất da sau tai biến bằng Cao dán gia truyền
2. Y học hiện đại điều trị loét mất da như thế nào?
3. Đánh giá của người nhà bệnh nhân khi sử dụng Cao dán và thuốc dạng xịt để điều trị vết loét.
Chăm sóc loét tỳ đè
Thuốc tạo màng sinh học trị loét da
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
MIẾNG DÁN CHỮA LỞ LOÉT DA
Thuốc chống loét tỳ đè