Nhận biết chính xác vùng da bị loét tì đè
Loét tì đè là hiện tượng hay gặp ở người không thể vận động, nằm lâu bởi tai nạn, sau các ca phẫu thuật lớn, bệnh nhân tai biến, người cao tuổi ít hoặc lười vận động.
Vết thương loét tì đè sẽ gây nhiều phiền hà đến sức khỏe, đời sống của người bệnh cũng như gây khó khăn cho người chăm sóc trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.Những vết loét tỳ đè không quá khó khăn để có thể chẩn đoán. Loét tỳ đè thường xảy ra ở những vị trí bị tỳ đè trực tiếp với bề mặt vật thể như giường, ghế.
Vết thương loét do tì đè là một loại vết thương loét được hình thành do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Loét do tì đè thường gặp ở những bệnh nhân nặng ( nặng về bệnh lý hoặc cân nặng) phải nằm lâu khi không thay đổi tư thế, không trở mình thường xuyên hoặc không được xoa bóp, lăn trở những vùng dễ bị tì đè. Vì vậy, khi sức nặng của cơ thể đè lên vùng cơ, vùng da trong đó có mao mạch khó lưu thông gây thiếu dinh dưỡng dẫn đến máu tĩnh mạch bị ứ đong lại gây sung huyết và gây loét từ bên trong.
Những mảng loét được hình thành ở người cao tuổi, tai biến, lú lẫn, lười vận động do da tiếp xúc với giường cứng, không có đệm hoặc sử dụng đệm không phù hợp trong một thời gian dài.
Ở giai đoạn sớm loét tỳ đè có các triệu chứng sau.
-
Vùng da bị tỳ đè thay đổi màu sắc, ở người da sáng màu, mảng da bị tổn thương có màu đỏ hồng. Những người da tối màu vùng da có màu xanh hoặc tím.
-
Vùng da bị tổn thương khi ấn sẽ không chuyển màu trắng.
-
Người bệnh bị đau hay ngứa ở vùng da bị tỳ đè.
Những triệu chứng muộn: Xảy ra khi loét tỳ đè ở những giai đoạn muộn.
-
Vùng da bị loét có mụn rộp và các tổn thương hở (Loét độ 2).
-
Tổn thương lan đến lớp mỡ dưới da (Loét độ 3).
-
Tổn thương đến phần gân, cơ và xương (Loét độ 4).
Nắm rõ phân độ loét da tì đè
Các mức độ của vết thương do loét tì đè được các nhà chuyên môn đánh giá dựa vào sự thương tổn của da và tổ chức dưới da vùng tì đè đã phân chia thành 4 mức độ (hoặc 4 giai đoạn) khác nhau từ nhẹ đến nặng như sau
Ban đầu khi bị loét tỳ đè bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức, cấu trúc da bị thay đổi bất thường. Có thể chia loét tỳ đè thành 4 mức độ sau.
-
Loét tỳ đè độ 1: Biểu hiện là một khu vực da chuyển sang màu hồng và không làm trắng được. Lúc này da vẫn còn nguyên vẹn, chưa có dấu hiệu tổn thương nhưng đã đáp ứng viêm cấp ở tất cả các lớp của da.
-
Loét tỳ đè độ 2: Giai đoạn này da bị phá vỡ cấu trúc biểu bì và chân bì. Vùng quanh vị trí tổn thương nổi hồng ban, có đám cứng. Đây là phản ứng của các nguyên bào sợi do đáp ứng viêm.
-
Loét tỳ đè độ 3: Giai đoạn này người bệnh có thể mất toàn bộ lớp da, lộ lớp mỡ dưới da. Tại vết loét có thể xuất hiện lớp vảy nhưng không lấp đầy được vùng da bị mất nên tạo ra các hầm, lỗ dò.
-
Loét tỳ đè độ 4: Người bệnh bị mất toàn bộ da và mô dưới da lộ ra gân và cơ. Lớp vảy vàng đục có thể hình thành ở phía đáy vết thương, gân, cơ xương có thể bị ảnh hưởng.
Các giai đoạn loét tỳ đè
Các vị trí thường gặp loét tỳ đè
Đối với người bệnh ngồi xe lăn, loét tỳ đè dễ xuất hiện ở các vị trí:
-
Xương cụt hoặc mông
-
Bả vai và xương sống
-
Cánh tay và chân tựa lưng vào ghế
Với người bệnh nằm liệt, tình trạng loét lại thường gặp ở những vùng da như:
-
Sau đầu (nếu nằm ngửa) hoặc hai bên đầu (nếu nằm nghiêng)
-
Hai bả vai
-
Xương cụt, phần lưng dưới (nếu nằm ngửa) hoặc hai bên hông (nếu nằm nghiêng)
-
Gót chân, mắt cá chân, vùng da sau đầu gối.
Các biến chứng của loét tỳ đè
Loét tỳ đè không chỉ gây đau đớn tại chỗ mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng loét tì đè có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh như:
-
Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở các tổ chức da và mô mềm được kết nối với nhau. Viêm mô tế bào gây nóng, đỏ và sưng tại vùng tổn thương. Khi viêm ảnh hưởng tới các tổ chức thần kinh, người bệnh không còn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, đây không hề là dấu hiệu tốt mà lại cảnh báo mức độ nhiễm trùng đang tồi tệ hơn.
-
Nhiễm trùng xương và khớp: Vi khuẩn trên ổ loét có thể xâm nhập sâu hơn vào các khớp và xương. Nhiễm trùng khớp có thể làm hỏng các sụn và mô sụn. Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) có thể làm suy giảm chức năng của khớp và các chi (chân, tay).
-
Ung thư: Vết loét mạn tính lâu ngày không khỏi có nguy cơ tiến triển thành một loại ung thư với tên gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy.
-
Nhiễm trùng huyết: Tình trạng này hiếm khi xảy ra, chỉ xuất hiện khi vi khuẩn từ ổ loét theo máu đi vào tuần hoàn chung.
Chăm sóc và điều trị loét tì đè bằng Cao dán Đông y - DR. Tuy
Bệnh nhân bị loét do tỳ đè , loét vùng cùng cụt, vùng mông có thể phải cắt gọt phần da bị hoại tử và dùng nhiều kĩ thuật điều trị tốn kém, nặng hơn bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong nếu không xử lí kịp thời. Đa số các trường hợp loét da do tỳ đè có thể phòng tránh được nếu người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế biết cách chăm sóc và phòng ngừa trước khi loét tỳ đè xảy ra.
Vai trò của người thân trong nhà với việc phòng bệnh rất quan trọng, nhất là đối với những bệnh nhân già yếu, liệt, hôn mê... Để tránh loét do đè ép trên người cao tuổi, người bệnh nằm liệt nên hạn chế người bệnh bị đè ép kéo dài, nhất là ở những vùng cơ thể hay loét.
-Xoay trở người bệnh thường xuyên. Giữ cho da khỏe mạnh, khô sạch. Vệ sinh da và kiểm tra da hằng ngày xem có thay đổi màu sắc hay vết loét hay không. Người bệnh phải được nằm nơi thông thoáng và khô ráo, tránh ẩm mốc dễ tạo các vết loét, nên sử dụng nệm chống loét để lót cho bệnh nhân nằm.
- Ngoài việc vệ sinh, chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết, vì sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, vết loét da. Vì vậy cần có chế độ ăn uống hợp lý để có đủ năng lượng, giàu protein, giàu sinh tố, khoáng chất. Tuy vậy, việc nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi có nhiều biện pháp khác nhau nhưng còn tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Ăn uống đủ chất và đủ số lượng trong từng bữa ăn là hết sức quan trọng.
- Trong các bữa ăn nên hạn chế ăn thịt mà tăng cường ăn cá, rau và quả. Cá, rau và quả có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi cơ quan trong cơ thể vì chúng cung cấp các loại vitamin, đồng thời trong rau có nhiều chất xơ là loại góp phần chống táo bón ở người cao tuổi.
Phải có chế độ ăn uống khoa học
- Những người cao tuổi bị đái tháo đường luôn lưu ý là kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện vết loét, cần chọn giày, dép mềm mại, không chật để sử dụng.
- Người cao tuổi khi bị giãn tĩnh mạch chân cần đi khám bệnh để được bác sĩ điều trị và tư vấn những điều cần thiết, không nên chủ quan.
Suy van tĩnh mạch, xơ vữa động mạch
- Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, đều đặn thì phải luôn giữ vệ sinh cá nhân như tắm rửa và thay quần áo hằng ngày.
- Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.
Giới thiệu về cao dán vết thương Đông y DR. TUY
Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy chuyên điều trị loét da, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da, mất da cho bệnh nhân tại nhà thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH, ít tốn kém so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại.
- Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có cảm giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
Cao dán đông y gia truyền điều trị bệnh ngoài da có thực sự tốt không?
- Y học cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện( Y HỌC HIỆN ĐẠI)
- Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.
- Trong quá trình lao động, sinh hoạt con người bị các bệnh lý ngoài da như: Các vết thương, trầy xước, lở loét, hoại tử, bỏng… Con người đã sử dụng các loại lá cây giã ra để đắp vào các vị trí tổn thương. Ngoài ra một số nhà thuốc đã chế ra được Cao dán đông y phết ra giấy để đắp vào các vị trí tổn thương mục đích điều trị.
Hiệu quả khi sử dụng cao dán vết thương Đông y điều trị vết loét, mất da
Bác sĩ Tuy hướng dẫn cách điều trị vết loét da do tì đè
Tuỳ theo từng nguyên nhân mà có các biện pháp nhằm ngăn ngừa loét da ở người cao tuổi. Khi người cao tuổi phải nằm lâu ngày, thậm chí không ngồi dậy được thì người nhà, người chăm sóc cần thay đổi tư thế cho người bệnh.
-
Giảm áp lực vết loét da tỳ đè
Bước đầu tiên trong điều trị vết loét do tì đè là làm giảm áp lực gây ra nó. Hai cách đơn giản là thay đổi tư thế hoạt động và sử dụng bề mặt hỗ trợ, nên thay đổi tư thế thường xuyên và ở vị trí phù hợp. Để giảm áp lực lên vết loét và bảo vệ vùng da dễ bị tổn thương, bệnh nhân nên được sử dụng nệm, giường và đệm đặc biệt.
- Vệ sinh sạch vết thương loét da tỳ đè
Điều quan trọng là cần giữ vết thương không bị nhiễm trùng. Khi vết thương ở giai đoạn 1 (không có vết thương hở), bạn hãy nhẹ nhàng rửa bề mặt bằng nước với xà bông dịu nhẹ và lau khô. Khi bị loét, bạn hãy làm sạch nó bằng dung dịch muối loãng mỗi lần khi thay quần áo.
- Sử dụng Cao dán vết thương cho vùng loét da tỳ đè
Cao dán vết thương Đông y Gia truyền của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy đã giúp cho nhiều gia đình bệnh nhân thoát khỏi tình trạng loét da, loét da tỳ đè, loét ép, loét vùng cùng cụt
Với phương pháp đơn giản này, người bệnh nằm lâu bị loét ép lâu năm cũng có thể điều trị khỏi mà không phải dùng Kháng Sinh hay cắt lọc tổ chức da bị hoại tử và rửa hàng ngày.
Bước 1.
Dùng máy sấy tóc hoặc đèn hồng ngoại hơ nóng lá cao và mở lá cao ra.
Bước 2.
Mở lá cao dán Đông y, dán vào vị trí tổn thương.
Bước 3.
Sau khi dán xong dùng đèn hồng ngoại là hiệu quả nhất (không có dùng máy sấy tóc) chiếu vào bề mặt bên ngoài của cao vừa dán.
- Thời gian chiếu 10- 15 phút.
- Khoảng cách từ bóng đèn tới cao dán 30- 40cm.
- Ngày chiếu 3-4 lần.
Tác dụng: Làm cho Cao mềm ra, lỗ chân lông dãn ra cao hấp thu được tốt. Khi chiếu có tác dụng giãn mạch tăng tưới máu ( Dinh dưỡng) tăng thực bào... làm cho tổn thương nhanh khỏi.
Một số lưu ý khi sử dụng cao dán Đông y
1. Khi quyết định điều trị phải dán cao 24/24 cho đến khi khỏi.
2. Khi tắm rửa không phải bóc cao ra, khi tắm xong dùng đèn chiếu hoặc máy sấy tóc hơ lại.
3. Luôn luôn cho cao áp vào vị trí tổn thương.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị lở loét da tại nhà.
Các vết trầy xước ngoài da
Những nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng Cao dán điều trị loét da tì đè
1. Không cần dùng kháng sinh trong quá trình điều trị bằng Cao dán.
Trong Cao dán có thành phần kháng sinh thảo dược do đó trong quá trình điều trị Cao dán không cần dùng thuốc kháng sinh, chống phù nề. ( Nếu sử dụng kháng sinh cho các viêm nhiễm khác như: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu… vẫn dùng theo y lệnh của bác sỹ)
2. Nên sử dụng đèn hồng ngoại trong quá trình điều trị.
Trong quá trình điều trị bằng Cao dán nên sử dụng đèn hồng ngoại trong quá trình điều trị để thuốc hấp thu tốt hơn, nhanh lành tổn thương.
- Nếu không có đèn hồng ngoại có thể dùng máy sấy tóc.
- Nhưng với các vết thương hở, lở loét ngoài da… yêu cầu phải có đèn hồng ngoại chiếu trong quá trình điều trị.
Tác dụng khi chiếu đèn hồng ngoại.
- Cao dán mềm ra, thuốc hấp thu tốt vào những vị trí được dán.
- Khi chiếu đèn hồng ngoại, mao mạch máu giãn ra tạo điều kiện cho Bạch cầu đến thực bào tại vị trí tổn thương, Hồng cầu và các chất dinh dưỡng tăng cường lưu thông để tổn thương mau lành.
Cơ chế tác dụng của Cao dán
3. Khi điều trị Cao dán.
3.1. Kiểm tra gói hàng Bs Tuy gửi xem số lượng đã đúng như tư vấn trên Zalo chưa.
Bs Tuy gửi thuốc theo đường chuyển phát nhanh đi khắp mọi miền tổ quốc
3.2. Bắt đầu điều trị Cao dán không cần lau rửa hay cắt lọc tổ chức hoại tử. Dán trực tiếp lên vị trí đó theo đúng hướng dẫn qua Zalo.
Hình ảnh dán cao cho bệnh nhân 95 tuổi bị loét cùng cụt, Bs Tuy tư vấn sử dụng lá cao to KT 15x 15cm cho mỗi lần dán.
3.3. Những ngày đầu điều trị. Cao dán sẽ kéo rất nhiều dịch, mủ, giả mạc, tổ chức hoại tử ra ngoài. Do đó những ngày này bệnh nhân sẽ thấy nhiều dịch chảy ra. Tổn thương sẽ to và sâu rộng do Cao dán đang kéo toàn bộ tổ chức giả mạc hoại tử.
Gia đình phản hồi những ngày đầu thấy dịch mủ ra rất nhiều.
Hình ảnh trước khi điều trị và sau 3 ngày điều trị Cao dán, Cao dán đang kéo tổ chức giả mạc, hoại tử ra, để lộ rõ tổn thương vết lở loét. Như hình ảnh chúng ta nhìn thấy, bên ngoài vết lở loét cảm giác không nặng lắm nhưng bên trong đã hoại tử hết. Khi dán cao đã để lộ rõ vết lở loét rất to và sâu rộng.
3.4. Đối với các vết lở loét sâu, rộng, khi Cao dán kéo hết tổ chức hoại tử ra, sau đó sẽ sinh tổ chức hạt để lấp dần đầy vết lở loét, tái tạo tổ chức da để thu nhỏ lại miệng vết lở loét và làm lành.
Hình ảnh Cao dán kéo tổ chức giả mạc hoại tử ra vừa sinh tổ chức hạt lấp dần đầy vết lở loét.
Sức khoẻ bệnh nhân dần dần hồi phục và tốt hơn khi sử dụng Cao dán. Do trước đó khi xuất hiện vết loét gia đình đã dùng các thuốc tạo màng che phủ vết lở loét, kết hợp cho bệnh nhân dùng kháng sinh... dẫn đến sức khoẻ ngày một suy giảm dần. Khi sử dụng Cao dán, bệnh nhân không phải sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị. Cao dán có tác dụng giảm đau tại chỗ, do đó bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn làm cho bệnh nhân ăn, ngủ được...
Tổ chức hạt móc tốt lấp dần đầy vết lở loét
Tổ chức da được tái tạo làm lành vết lở loét
Để biết được toàn bộ quá trình điều trị cho bệnh nhân hay vào đường dẫn: https://caodanvetthuong.vn/can-than-khi-cham-soc-vet-lo-loet-tai-nha-cho-nguoi-benh.html
Để xem chi tiết hướng dẫn sử dụng Cao dán gia truyền hãy vào đường dẫn: https://caodanvetthuong.vn/huong-dan-su-dung-cao-dan-dong-y-gia-truyen.html
Lở loét ngoài da ở người cao tuổi nằm lâu