Các giai đoạn của vùng da loét
- Ở giai đoạn đầu, vết loét hiện diện dưới dạng tử ban trên vùng da nhô xương hay vùng bị đè. Hầu hết ở giai đoạn này, loét có thể mất đi nếu không còn sự tỳ đè. Có thể khó nhận định đối với những người da sậm màu.
- Ở giai đoạn nặng hơn, vết loét trên bề mặt có biểu hiện như một vết trầy, hố nông hay phồng giộp. Biểu hiện trên da có thể bị mất phần biểu bì, bì, hay cả phần bì và u mỡ. Các vết phồng rộp da thường gây cảm giác đau.
- Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng, giai đoạn tiếp theo vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da bị hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phía dưới nhưng không sâu.
Vết loét da không được điều trị chăm sóc sẽ làm mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn, mô hoại tử, hay tổn thương phần cơ, xương hay các cấu trúc nâng đỡ và tổn thương có thể có sự ăn mòn, hay các đường rò. Phải mất hàng tháng hay hàng năm vết loét giai đoạn này mới có thể lành.
Tham khảo phương pháp điều trị loét da cho người cao tuổi, người bệnh nằm lâu tại: https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-lo-loet-o-nguoi-gia.html
Những biện pháp hạn chế việc loét da
Vận động
Nguyên nhân chính dẫn tới loét da tì đè là do thiếu xoay trở, dẫn tới mạch máu bị chèn ép, giảm lượng máu và dinh dưỡng tới mô ở các vùng bị đè cấn, đo đó các mô dần bị hoại tử. Để hạn chế tối đa những yếu tố làm tăng quá trình loét da ở bệnh nhân cao tuổi, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nằm trên giường lâu năm, 1-2 giờ phải thay đổi tư thế nghiêng, ngửa, sấp, lật người bệnh kiểm tra và làm vệ sinh như lau khô mồ hôi, làm mát vùng tỳ đè...
Người nhà có thể sử dụng gối để lót dưới cơ thể nhằm giảm áp lực tới da và giảm tiếp xúc với giường bệnh. Đặc biệt, nên xoa bóp thường xuyên cho người bệnh nhằm cải thiện tuần hoàn máu tại vùng da có nguy cơ bị loét.
Có thể xoa bóp làm khô da bằng cồn 70 độ để đảm bảo da không bị ẩm ướt, nên xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị bị loét khoảng 15 - 20 phút/lần và nên tiến hành đều đặn từ 1 - 2 lần/ngày. Để có hiệu quả tốt nhất, người nhà nên kết hợp tập luyện phục hồi chức năng các khớp và cơ cho bệnh nhân để tránh liệt giường.
Sử dụng nệm chống lở loét
Đệm chống lở loét có thể làm mát da, hạn chế lở loét vì nằm quá nhiều cũng là một điều cần lưu ý. Dù trời nóng hay lạnh, việc nằm nhiều cũng sẽ gây ra việc đổ mồ hôi trộm. Nhiệt độ, độ ẩm, chất thải cùng với việc ma sát tăng cao khiến cho vết loét dần nảy sinh nhanh chóng, vì vậy, nguyên lý cơ bản của một chiếc đệm chống lở loét chính là phải hạ nhiệt tốt, giảm thiểu ma sát, dễ lau chùi và xử lý, giúp người bệnh đạt được sự thoải mái tối đa.
- Người già yếu do nằm lâu một chỗ nên vùng da ở mông, lưng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn kí sinh trùng phát triển
- Đối với người tai biến nằm một chỗ, bị liệt thì tuần hoàn máu yếu, nhất là ở vùng da ít cử động và đè nặng, da sẽ bị hoại tử và không có khả năng tự làm lành như da bình thường gây nên tình trạng lở loét gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Vì vậy, sử dụng đệm chống lở loét là một giải pháp hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí khi chăm sóc người bệnh. Nên sử dụng nệm cho người bị liệt có độ dày từ 5 - 8cm, thông thường sẽ dùng loại 6 - 8 cm là tốt nhất, dùng máy bơm hơi căng phồng có van đảo chiều đặt trực tiếp lên giường bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý
Dinh dưỡng kém cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ gây loét tỳ và khiến khả năng hồi phục lâu hơn rất nhiều. Ở những người bị suy kiệt, khối lượng cơ giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương, da và mặt phẳng cứng, gây chèn ép làm tăng nguy cơ loét ở các điểm tiếp xúc. Vì vậy, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin A, C, E để giúp cho da khỏe mạnh, giúp chữa tổn thương và chống nhiễm trùng
Chăm sóc da, giữ gìn da khô sạch
Nếu người bệnh sử dụng tã giấy, nên thay tã cho người bệnh ngay khi người dùng tiêu bẩn, hoặc thay thường xuyên sau 3 - 4 tiếng. Không nên để người bệnh mặc miếng tã đã bị tiêu bẩn trong thời gian quá lâu, để tránh ẩm ướt và gây nhiễm trùng.
Bạn nên tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm tại phòng kín gió tối thiểu 1 lần/ngày, sau đó lau khô người cho bệnh nhân bằng khăn bông mềm.
Thái độ sống tích cực, yêu đời và thường xuyên vận động
Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì suy nghĩ tích cực giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, người cao tuổi nên tạo cho mình một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ yêu đời, thường xuyên vận động thể dục một cách nhẹ nhàng, để xương khớp linh hoạt, tránh ngồi hoặc nằm một chỗ lâu ngày dẫn tới thoái hóa chức năng đi lại.
Đặc biệt, từ những việc đơn giản hàng ngày như tự chăm sóc bản thân, bằng việc tự đi vệ sinh, tự ăn uống... người cao tuổi cũng nên chỉ nhận sự giúp đỡ khi thật cần thiết. Điều này giúp họ vừa có cơ hội vận động để duy trì sức khỏe, vừa tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình.