Nhận tư vấn điều trị loét da bằng cao dán Đông y cho bệnh nhân tại tỉnh Gia Lai
Điều trị loét da là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh do xạ trị ung thư, tiểu đường, tai nạn giao thông, người bệnh nằm lâu năm… Vết loét da lâu ngày không lành khiến người bệnh đau đớn, mặc cảm và gây phiền toái rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Các vét loét da rất đa dạng, có thể hình tròn hoặc nhiều thùy, đường kính vài milimet đến hàng chục centimet, nhiều vết loét liên kết thành đám có viền nhiều vòng cung.
Loét do tỳ đè (còn được gọi là loét áp lực hay loét do nằm) thường gặp ở bệnh nhân bị tê liệt, hạn chế cử động phải nằm hay ngồi lâu ngày, với những tổn thương gây loét ở da và các mô dưới da, nơi vị trí các xương nhô ra như: mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, xương cụt, hông...Với phương pháp điều trị loét da, đặc biệt điều trị loét da tỳ đè ở người già, bệnh nhân nằm liệt bằng cao dán Đông y, bệnh nhân không cần phải sử dụng KHÁNG SINH hay bất kỳ loại thuốc có tác dụng phụ nào đối với cơ thể.
Nhận tư vấn và hỗ trợ điều trị loét da tỳ đè tại tỉnh Gia Lai
Để được tư vấn trực tiếp về loét da do tỳ đề cho bệnh nhân tại tỉnh Gia Lai, vui lòng liên hệ:
Bs. Nguyễn Dư Tuy
Căn 48 - Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopack - Văn Giang - Hưng Yên
Điện thoại: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
4 cấp độ loét da tì đè - Tư vấn điều trị loét da do tỳ đè bằng cao dán Đông y
Tham khảo quá trình điều trị loét da, mất da tại nhà cho bệnh nhân bằng cao dán Đông Y Gia Truyền.
ĐIỀU TRỊ LỞ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT CHO BỆNH NHÂN Ở GIA LAI
- Hội thoại Zalo gia đình tương tác với Bs Tuy. Bệnh nhân bị ngã nằm 1 chỗ 4 tháng và bắt đầu bị lở loét vùng cùng cụt. Gia đình đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không thấy hiệu quả, vết loét ngày càng lan rộng. Gia đình biết đến cao dán gia truyền và đã liên hệ với Bs Tuy, gửi hình ảnh tổn thuơng.
- Sau khi nhận được hình ảnh tổn thương Bs Tuy gửi các đường dẫn để gia đình tham khảo trước khi quyết định điều trị, Bs Tuy tư vấn và lựa chọn cao dán phù hợp với tổn thương.
Quá trình điều trị, cao dán đã kéo toàn bộ tổ chức hoại tử, giả mạc, để lộ rõ tổn thương sau đó kích thích sinh tổ chức hạt, da để thu nhỏ lại dần vết loét.
Tổ chức hạt mọc rất tốt, miệng vết loét thu nhỏ lại rất nhiều.
Hội thoại Zalo bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn vết lở loét vùng cùng cụt.
Nguyên nhân của những vết loét trên da
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những vết loét trên da như:
Những tổn thương gây vết loét trên da có thể hình thành rất nhanh chóng nếu một người nằm ở một vị trí quá 2h. Điều này thường thấy ở những bệnh nhân tai biến mạch máu não, đột quỵ gây liệt và những vết loét hình thành trên mắt cá chân, mông, vai… vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não gây liệt người nhà được khuyên nên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân 2h/ lần.
Bên trong chân có những van một chiều và các tĩnh mạch nhỏ, khi van một chiều này bị tổn thương, máu không được đưa tới tim để lấy chất dinh dưỡng nuôi chân mà thay vào đó nó trở lại chân và làm cho các tĩnh mạch ở chân ứ đầy máu. Hậu quả là nó làm xuất hiện những vùng da chết, tổn thương gây loét da gót chân và đặc biệt là ở mắt cá chân.
Ngoài ra thì tổn thương động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch cũng thường xuất hiện những vết loét trên da. Hiện tượng này được giải thích khi động mạch bị những mảng bám cản trở sự vận chuyển của máu, từ đó làm mất đi lượng Oxy được dẫn tới để nuôi cơ thể. Vì vậy những vết thương nhỏ nhưng ở xa tim như chân, tay sẽ không đủ dinh dưỡng để làm lành vết thương, những vết thương đó không được chăm sóc kỹ sẽ hình thành những vết loét trên da. Những vết loét đó thường xuất hiện ở ngón chân hoặc gót chân.
Bệnh nhân tiểu đường thường bị những vết thương ở tay hoặc chân nhưng không biết dẫn tới vết thương bị nhiễm trùng gây loét da.
Những vết loét da do tiểu đường.
Hiện nay rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường mãn tính do hàm lượng đường trong máu cao. Bệnh gây những tổn hại về thần kinh như tê mỏi, giảm cảm giác đau đớn ở tay chân. Chính vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân tiểu đường thường bị những vết thương ở tay hoặc chân nhưng không biết dẫn tới vết thương bị nhiễm trùng gây loét da.
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT DA VỚI CAO DÁN ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Với Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy thì việc điều trị loét da, mất da, giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn đối với bệnh nhân và ít tốn kém so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da, mất da cho bệnh nhân tại tỉnh Gia Lai thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH
- Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
- Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất một lần một tuần. Nếu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm. Bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.
- Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch,
Không nên sử dụng thường xuyên chất khử trùng nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng).
Sử dụng Cao Dán Đông Y gia truyền để điều trị cho người bị loét da do bị liệt nằm lâu ngày đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng và hồi phục nhanh chóng.
Kinh nghiệm chăm sóc và xử trí bệnh nhân bị loét da
- Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu
- Giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi người bệnh tiểu tiện, nếu bệnh nhân là nam nên gắn bịch nilông ở bộ phận sinh dục, nếu là nữ nên lót giấy thấm hoặc dùng quần lót bằng giấy.
- Dinh dưỡng cũng quan trọng cần dùng nhiều chất đạm( Có trong thịt,cá,các loại rau, nấm rơm...), vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang mắc phải cùng với vết loét da
- Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.
- Nếu đã bị loét da cần thường xuyên quan sát vết loét để tránh hiện tượng lan rộng.
- Những vết loét da có bề mặt lớn cần phải được bác sĩ thăm khám để được điều trị đúng, giúp vết thương mau lành hơn.
HÃY CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOÀI DA
Lở loét da vùng cùng cụt
Thuốc trị lở loét ngoài da cho người già
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
Lở loét ngoài da ở người cao tuổi
Lở loét hoại tử chân
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://caodanvetthuong.vn/niem-vui-cua-gia-dinh-khi-dieu-tri-khoi-vet-lo-l.html
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://www.youtube.com/watch?v=LahXpqwYwS8