PHÂN ĐỘ LOÉT DA DO TỲ ĐÈ.
Mức độ tổ thương của loét da do tỳ đè được chẩn đoán và phân độ theo tổn thương được mô tả một cách đồng nhất, cùng ngôn ngữ trong chẩn đoán cũng như điều trị và chăm sóc. Hệ thống phân độ này được thiết lập và chỉ dùng cho vết loét do tỳ đè mà thôi. Sự phân độ được dựa vào mức độ tổn thương của các loại tế bào cũng như phần mô tả đáy của vết thương dựa trên kiến thức và kỹ năng lâm sàng căn bản
Tổn thương sâu:
- Da liền, có màu đỏ nâu hay tím đậm, phần mô mềm bị tổn thương do đè nén, hay lực kéo. Phần tổn thương có thể gây đau, cứng, thay đổi nhiệt độ (nóng hơn hay lạnh hơn).
- Tổn thương bọng nước (phồng da) có máu, vết phồng màu đỏ trên vùng xương cũng được xem là tổn thương sâu.
Các cấp độ loét da do tì đè
Độ I:
- Da liền, vết đỏ không biến mất sau khi bỏ trống ra khỏi dấu tay ấn hay lực tỳ đè. Có thể có đau, cứng hay mềm hơn bình thường cũng có thể không có triệu chứng cơ năng.
Độ II:
- Tổn thương bán phần lớp dưới da. Đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục. Những tổn thương dạng bọng nước (phồng da) màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xem là loét do tỳ đè độ II.
Cần phân biệt độ II loét do tỳ đè với rách da (không nằm trên vùng xương, nguyên nhân không do lực đè nén, cọ xát), bỏng, viêm da quanh vùng kín do ẩm ướt nhiều ngày, và tổn thương da nông diện rộng.
Loét da do tỳ đè cấp độ 1 và cấp độ 2
Độ III:
Tổn thương và mất toàn bộ lớp da, lớp dưới da. Lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ có thể được nhìn thấy nhưng không có sự hiện diện của xương, dây chằng, gân, và cơ trên vết thương. Tế bào hoại tử màu vàng đục có thể xuất hiện nhưng không tổn thương sâu vào cơ. Có thể hiện diện của đường hầm hay lỗ dò.
Độ IV:
- Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ cơ , xương, hay gân/dây chằng. Mô hoại tử màu vàng đục hay khô đen chiếm một phần nhỏ tổng thể đáy vết thương. Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ dò.
Chú ý tình trạng viêm xương nếu xương lộ ra trên đáy vết thương hay có thể sờ được xương lúc thăm khám.
Không xác định độ:
- Mất toàn bộ phần da và dưới da, đáy vết thương được bao bởi lớp nhầy hoại tử màu vàng, nâu, hay xám hoặc lớp hoại tử khô màu đen. Không xác định được chiều sâu của vết thương.
Loét da do tỳ đè cấp độ 3 và cấp độ 4
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý TRONG PHÂN ĐỘ:
1- Hệ thống phân độ đi theo một chiều và không có chiều ngược lại khi vết thương tiến triển tốt và lành. Ví dụ khi bệnh nhân có vết thương độ II khi nhập viện và khi lành sẽ là lành trước khi ra viện, thì vết thương được chẩn đoán lành từ độ II chứ không phải là độ I. Lý do: tế bào tổn thương và mất đi, phần mô lành kéo đến từ xung quanh không làm cấu trúc vững chắc như phần mô nguyên thuỷ.
2- Loét do tỳ đè có thể xảy ra ở vùng niêm mạc như cánh mũi, khoé miệng, hay lỗ mở khí quản/ thực quản do các ống dẫn tỳ đè lên phần niêm mạc.
Nên điều trị loét da do tì đè ở đâu
Một phương pháp điều trị loét da do tì đè bằng phương pháp Đông y là Điều trị bằng Cao dán vết thương gia truyền của Bác sỹ : Nguyễn Dư Tuy
Với phương pháp này, bệnh nhận sẽ KHÔNG phải sử dụng KHÁNG SINH, GIẢM triệu chứng ĐAU ĐỚN, NHANH LÀNH VẾT THƯƠNG
Để được tư vấn trực tiếp về loét da do tỳ đè và chăm sóc vết thương, vui lòng liên hệ:
Bs. Nguyễn Dư Tuy
Căn 48 - Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopack - Văn Giang - Hưng Yên
Điện thoại: 0989.745.077
Hình ảnh và thông tin bệnh nhân đã chữa khỏi loét da bằng Cao dán vết thương
Mời quý vị theo dõi CLip quá trình thăm khám sau 11 ngày điều trị vết loét bằng Cao dán Đông y
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://caodanvetthuong.vn/niem-vui-cua-gia-dinh-khi-dieu-tri-khoi-vet-lo-l.html
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://www.youtube.com/watch?v=LahXpqwYwS8
MIẾNG DÁN CHỐNG LỞ LOÉT DA CHO NGƯỜI GIÀ