Bs Nguyễn Dư Tuy
Liên hệ: Bs Nguyễn Dư Tuy ĐT/ Zalo/ Viber/SMS theo số 0989.745.077 ( Hãy gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn)
13/01/2023 - 9:20 AMAdmin 380 Lượt xem

 

SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ? 

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh mới của xã hội hiện nay. Bởi nếu trước đây căn bệnh này chỉ “nhắm” đến đối tượng là những người cao tuổi thì hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng “nhắm” đến cả những người trẻ tuổi.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, trong những năm gần đây con số bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tăng đến “chóng mặt”. Chính vì vậy việc đầu tư và trang bị các kiến thức trong nhận biết và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch khiến cho chức năng của các tĩnh mạch bị suy yếu và giãn ra. Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia giải thích như sau:

Các tĩnh mạch có trọng trách đưa máu từ các chi đi lên tim sẽ phải qua “van tĩnh mạch”. Dòng máu khi chảy qua van, van sẽ lập tức đóng lại. Để ngăn không cho dòng máu bị trào ngược lại chân.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà hệ thống van bị hỏng, khiến dòng máu đi qua bị chảy ngược xuống chân. Quá trình này lâu ngày không được khắc phục, làm cho số lượng máu bị ứ lại ở chân ngày một càng nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tĩnh mạch bị giãn to ra.

Tình trạng này nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là biến chứng thuyên tắc động mạch phổi.

Nhận biết triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch cũng giống như những căn bệnh khác, chúng cũng có những nguyên nhân, những dấu hiệu, những triệu chứng nhận biết riêng. Việc nắm nắm rõ dấu hiệu nhận biết về suy giãn tĩnh mạch là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và chữa suy giãn tĩnh mạch.

  • Chân nặng: Khi bị suy giãn tĩnh mạch, chân sẽ có cảm giác nặng nề, cảm giác này thường xuất hiện ngay sau khi bạn ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu. Triệu chứng này thường sẽ xảy ra vào buổi chiều tối và giảm nhẹ hơn sau khi ngủ dậy

  • Mỏi chân: Mỏi chân là tình trạng rất phổ biến, tùy từng cấp độ sẽ có một biểu hiện khác nhau

  • Đau chân: Người bệnh sẽ có cảm giác đau dọc từ hai bắp chân trở xuống bàn chân

  • Tê bì ngoài da: Tê bì ngoài da, hay như kiến bò ngoài da là triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch xuất hiện ngay giai đoạn đầu của bệnh

  • Chuột rút: Sự co bóp ở cẳng chân gây nên hiệu ứng co rút, chuột rút hay xuất hiện vào ban đêm.

  • Phù chân: Phù chân thường thấy ở vùng mắt cá trong hoặc cả bàn chân.

  • Tĩnh mạch bị giãn: Các mạch máu bé li ti xuất hiện trên bề mặt da như mạng nhện hoặc hình thành các khối tĩnh mạch ở lớp dưới da.

  • Loét chân: Loét chân là giai đoạn biến chứng. Các tĩnh mạch nông giãn to, tạo huyết khối trong lòng kèm loét hoặc nhiễm trùng.

Phân loại suy giãn tĩnh mạch theo CEAP

Theo nghiên cứu của Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Suy giãn tĩnh mạch hiện nay có 6 cấp độ, mỗi cấp độ lại có những biểu hiện và  triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân khác nhau. Cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chính là “căn cứ” để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh lý riêng.

  • Cấp độ 0: Giai đoạn này bệnh chưa có bất kể biểu hiện nào rõ ràng nào, người bệnh cần nhờ đến y khoa mới có thể xác định được.

  • Độ 1: Xuất hiện các mao mạch bị giãn hoặc các lưới tĩnh mạch giãn với đường kính < 3mm.

  • Độ 2: Các tĩnh mạch bị giãn với đường kính > 3mm. Có thể quan sát bằng mắt thường

  • Độ 3: Chi dưới bị phù nhưng chưa có nhiều biến đổi trên da.

  • Độ 4: Chân bị rối loạn dưỡng da gây nên biến đổi sắc tố da, xơ vữa gia, tràm tĩnh mạch,…

  • Độ 5: Da bị biến đổi sắc tố và kèm các vết loét biến đổi sắc tố da kèm vết loét đã lành.

  • Độ 6: Da tiếp tục bị biến đổi sắc tố nặng hơn kèm các vết loét tiến triển rộng, không lành.

Loét chân biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Loét chân do suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng ống quyển hoặc vùng mắt cá chân. Bởi cấu tạo những vùng này chỉ có da bọc xương mà không có lớp cơ bên dưới nên máu đi nuôi ít và dinh dưỡng kém.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng loét chân là do khi tĩnh mạch chân bị suy giãn, máu sẽ lưu thông kém, ứ đọng lâu ngày ở vùng tĩnh mạch dẫn tới thiếu dinh dưỡng và gây ra loét chân.

muc-do-suy-giam-tinh-mach

Nhận biết 7 mức độ suy tĩnh mạch 

Triệu chứng của loét chân do suy tĩnh mạch 

Ban đầu: vùng loét do suy giãn tĩnh mạch chân có thể tự lành. Tuy nhiên, đến các giai đoạn tiến triển tiếp theo, những vết loét này không còn có khả năng tự lành, ngược lại còn có nguy cơ nhiễm trùng, việc điều trị rất phức tạp.

Tình trạng loét chân do giãn tĩnh mạch gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, việc đi lại vì vậy cũng có khăn hơn, tính thẩm mỹ do vậy mà giảm đi. Nguy cơ nhiễm trùng ở những vết loét này là rất cao nếu người bệnh không điều trị giãn tĩnh mạch tận gốc.

Ngoài loét chân, giãn tĩnh mạch chi dưới còn gây ra những biến chứng phức tạp, khó điều trị, thậm chí nguy hại đến tính mạng như: phù chân, xuất huyết chân, tạo lập cục máu đông gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối, làm tắc mạch phổi…

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cực kỳ có ý nghĩa. Điều này giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả cao hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian cho bệnh nhân, giảm thiểu bớt những đớn, khó chịu mà bệnh nhân phải chịu đựng, đồng thời ngăn không cho những biến chứng phức tạp có thể xảy ra.

Điều trị loét tĩnh mạch 

Điều trị loét tĩnh mạch dựa trên tình trạng của tuần hoàn tĩnh mạch. Lưu thông máu tĩnh mạch tốt hơn dẫn đến điều trị dễ dàng hơn, chữa bệnh tốt hơn và ít biến chứng hơn. Điều trị có thể bao gồm việc kê chân cao khi nằm ngủ, hoặc đi tất áp lực. Những biện pháp này có thể cải thiện lưu thông máu và ngăn chặn ứ trệ dòng máu trong các tĩnh mạch. Đi bộ thường xuyên và tập thể dục cũng được đề nghị để giúp cải thiện lưu thông dòng máu. 
 
dieu-tri-lo-loet-suy-tinh-mach

Khỏi hoàn toàn vết loét do suy van tĩnh mạch nông sau hơn 30 ngày điều trị bằng cao dán gia truyền.

 

Bệnh nhân loét do suy van tĩnh mạch ở Bình Dương

Loét chân do Suy tĩnh mạch điều trị có khó không? 

Loét chân do Suy tĩnh mạch thường là mãn tính và gây đau đớn dai dẳng cho bệnh nhân. Thường bệnh kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi tái khám nhiều lần ở nhiều nơi và điều trị đủ mọi cách từ tây y đến đông y, nhưng vết loét vẫn tái phát. Sau khi nhập viện và nằm viện 1-2 tuần, vết loét sẽ “khô mày” nhưng sau đó không lâu sẽ bị loét trở lại.

Việc sử dụng Cao dán vết thương Đông y trong việc điều trị loét suy tĩnh mạch đã đạt được hiệu quả tốt. Thời gian để lành hẳn vết loét khoảng từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhiều bệnh nhân lành vết loét sau 1-2 tháng điều trị. Thường trong vòng 1 tuần đầu tiên sẽ chảy nước vàng nhiều hơn, nhưng khi qua tuần thứ 2 trở đi, nước vàng ít dần và khô hẳn. Đây là thời điểm vết loét bắt đầu lên mô hạt và kéo da non.

 

Hoại tử ngoài da

 

Lở loét ngày càng lan rộng do điều trị không đúng cách

 Loét chân do suy van tĩnh mạch

Thuốc điều trị lở loét ngoài da

Thuốc trị lở loét da

Để xem clip hãy ấn vào ảnh

Phác đồ điều trị loét tỳ đè

Ấn vào ảnh để xem đoạn hội thoại

Điều trị lở loét ngoài da

Lở loét ngoài da ở người cao tuổi nằm lâu 

Loét cổ chân do suy van tĩnh mạch

 Rất nhiều dòi sau lớp thuốc che phủ bề mặt vết thương

Thuốc chữa loét chân

 

 

 

 

 

THUỐC CHỮA LOÉT CHÂN

Thuốc chữa loét chân 

Miếng dán trị loét chân

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Mọi thông tin về dịch vụ,nhu cầu tư vấn quý khách vui lòng liên hệ

Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com

Tin liên quan

Bài viết mới

Bài đọc nhiều



Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Website: caodanvetthuong.vn
Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
Hotline: 0989.745.077
zalo icon messenger icon zalo icon