Làm lành nhanh vết loét da tì đè cho người bệnh ít vận động, liệt, nằm lâu
Vết loét da (loét do tì đè) thường xảy ra với những người phải nằm lâu, ngồi lâu như: người bị liệt, người cao tuổi, người bị tai biến. Chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nó lại làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu, vì vậy cần phải chăm sóc đúng cách để tránh gây ra tình trạng đau đớn không đáng có này.
Hình ảnh loét ép tì đè vùng cùng cụt của một bệnh nhân được chữa khỏi bằng Cao dán vết thương Đông y gia truyền
Nguyên nhân dẫn đến loét da tì đè ở người bệnh liệt, nằm lâu
Nguyên nhân chính dẫn đến loét da tì đè là do thiếu xoay trở, dẫn tới mạch máu bị chèn ép, giảm lượng máu và dinh dưỡng tới các mô ở các vùng bị đè cấn, do đó các mô dần bị hoại tử. Có đến 80% các vết loét xảy ra ở phần xương cùng hay gót chân.
Khi thấy biểu hiện, hiện tượng giãn mạch xuất hiện ở vùng xung quanh tổn thương. Hiện tượng này có thể hồi phục khi loại bỏ nguyên nhân chèn ép, tì đè. Nếu nguyên nhân tì đè không bị loại bỏ ngay, tổn thương tổ chức sẽ không hồi phục và càng để lâu càng nguy hiểm. Có thể ban đầu chỉ từ một vết loét nhỏ sẽ dẫn đến một vết thương có mủ, rất lâu lành gây đau đớn, Trường hợp nặng có thể loét tới xương và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. nhất là đối với người cao tuổi khi sức đề kháng giảm khiến việc điều trị càng khó hơn. Loét da dễ xuất hiện vào mùa nóng, do tiết mồ hôi nhiều, sự ẩm ướt của việc tiểu tiện.
Vì vậy, ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu. Giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ,vệ sinh sạch sẽ sau khi người bệnh tiểu tiện, nếu bệnh nhân là nam nên gắn bịch nilông ở bộ phận sinh dục, nếu là nữ nên lót giấy thấm hoặc dùng quần lót bằng giấy. Dinh dưỡng cũng quan trọng cần dùng nhiều chất đạm (Có trong thịt, cá, các loại rau, nấm rơm…), vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang mắc phải cùng với vết loét. Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.
Điều trị lở loét do tì đè
Bước đầu tiên trong điều trị vết loét do tì đè là làm giảm áp lực gây ra nó. Hai cách đơn giản là thay đổi tư thế hoạt động và sử dụng bề mặt hỗ trợ. Nếu người bệnh đang mắc phải tình trạng này, người chăm sóc nên thay đổi tư thế cho bệnh nhân thường xuyên và ở vị trí phù hợp. Để giảm áp lực lên vết loét và bảo vệ vùng da dễ bị tổn thương, bạn nên sử dụng nệm, giường và đệm đặc biệt.
Dự phòng loét da rất quan trọng, người chăm sóc bệnh nhân nằm lâu cần lưu ý hàng ngày để hạn chế tối đa vết loét da. Nếu người bệnh đã bị loét, cần săn sóc, điều trị đúng quy cách để vết loét ép không tăng thêm mà làm cho quá trình lành vết loét nhanh chóng. Điều trị loét là quá trình kéo dài, thời gian tính bằng tháng, thậm chí là năm, cần phải kiên trì, theo dõi chặt chẽ mới đem lại kết quả theo ý muốn.
Nếu gia đình bạn có người thân phải nằm quá lâu và không thể đi lại được, hãy tham khảo phương pháp điều trị loét da tì đè không dùng kháng sinh bằng Cao dán vết thương Đông y để điều trị lở loét da cho bệnh nhân nằm lâu sau đây
HÃY CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOÀI DA
Sử dụng thuốc không đúng dẫn đến lở loét lan rộng
Thuốc trị lở loét ngoài da
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
Lở loét ngoài da ở người cao tuổi
Rất nhiều dòi sau lớp thuốc che phủ bề mặt vết thương
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://caodanvetthuong.vn/niem-vui-cua-gia-dinh-khi-dieu-tri-khoi-vet-lo-l.html
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://www.youtube.com/watch?v=LahXpqwYwS8
Miếng dán trị lở loét ngoài da
ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGOÀI DA