Nguyên nhân khiến vùng da tì đè bị lở loét, hoại tử da
Việc hình thành vết loét da ở người già hay bệnh nhân nằm liệt dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Từ một tổn thương rất nhỏ, nếu không phát hiện sớm và phòng trị đúng cách thì vết thương sẽ bị nhiễm trùng, lở loét lan rộng, gây đau đớn, khó chịu.
Các nguyên nhân gây ra lở loét có thể kể đến như:
-
Áp lực tỳ đè quá lâu do nằm liệt lâu ngày, bệnh nhân hôn mê sau chấn thương, phẫu thuật…
-
Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng làm cho các lớp cơ, mỡ dưới da mỏng đi. Khi đó da sẽ dễ bị loét.
-
Mắc các bệnh lý mạn tính, điển hình là đái tháo đường.
-
Lười vận động, tập thể dục thể thao.
-
Vệ sinh da không sạch sẽ, chưa loại bỏ hết vi khuẩn có hại
-
Độ ẩm của da cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có hại.
Ngoài ra, từ một vết loét nhỏ có thể trở nên nặng thêm như loét sâu, hoại tử da nếu:
-
Chăm sóc vết loét không đúng cách: sử dụng các sản phẩm sát khuẩn gây kích ứng, chậm lành vết thương, rắc thuốc kháng sinh, sử dụng một số chất tạo màng
-
Môi trường sống không khô thoáng, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển. Chính điều đó làm gia tăng tính trạng bội nhiễm vi khuẩn tại ổ loét.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀNH VẾT LOÉT
Sự tuần hoàn và sự oxy hóa
Sự tuần hoàn có liên quan đến vết loét và sự oxy hóa của các mô có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình lành vết loét. Quá trình lành vết loét sẽ chậm lại khi lưu lượng máu tại chỗ bị giảm, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì thì khó lành.
Nồng độ oxy ở động mạch bị giảm sẽ làm thay đổi cả quá trình tổng hợp collagen và quá trình hình thành các tế bào biểu mô. Khi nồng độ hemoglobin bị giảm < 15%, như trong trường hợp bệnh thiếu máu nặng, sự oxy hoá sẽ bị giảm, và sự hồi phục các mô sẽ bị chậm lại. Thiếu máu có thể kết hợp với các bệnh trạng đã có từ trước như tiểu đường hay xơ vữa động mạch sẽ càng làm suy giảm lưu lượng máu lưu thông hơn nữa, và làm chậm quá trình lành vết thương.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết cho quá trình lành vết thương. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình lành vết thương bằng cách ức chế sự tổng hợp collagen. Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên cùng với stress sinh lý – yếu tố góp phần gây thiếu hụt protein. Những người bệnh thiếu hụt protein dễ có khả năng gây các nhiễm trùng vết loét nhất vì chúng làm giảm chức năng của bạch cầu. (Ví dụ: sự thực bào, sự miễn dịch).
Glucose cần thiết đối với việc tăng nhu cầu năng lượng cho các tế bào (đặc biệt là tế bào bạch cầu và nguyên bào sợi).
Chất béo cần thiết vì chúng tạo nên cấu trúc màng tế bào.
Các vitamin và muối khoáng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương, bao gồm những vai trò sau:
Vitamin A đẩy mạnh quá trình biểu mô hóa và tăng quá trình tổng hợp và liên kết các collagen
Vitamin B complex là một yếu tố kết hợp trong hệ thống enzym.
Vitamin C (acid ascorbic) cần thiết cho việc sản xuất collagen. Với số lượng vitamin C bị giảm, sức căng của vết loét sẽ giảm. Acid ascorbic cũng làm tăng sự hình thành mao mạch và làm giảm tính mỏng manh của mao mạch. Nó chống nhiễm khuẩn vì nó giữ vai trò trong đáp ứng miễn dịch.
Vitamin K cần thiết cho sự tổng hợp prothrombin – có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Các khoáng chất như sắt, kẽm, và đồng có liên quan đến quá trình tổng hợp collagen.
Chính vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng và phòng ngừa loét da cho người cao tuổi là hết sức quan trọng.
Đánh giá mức độ vết loét tỳ đè trên người cao tuổi
Để xác định hướng chăm sóc vết loét, cần đánh giá mức độ loét hiện tại của người bệnh. Đối với các vết loét do tỳ đè được chia làm 4 mức độ như sau:
1. Mức độ 1
Da màu đỏ nhạt, cứng hơn các vùng da xung quanh. Giai đoạn này thường khó phát hiện, người nhà cần chú ý theo dõi và kiểm tra thường xuyên bệnh nhân.
2. Mức độ 2
Vết loét bắt đầu xuất hiện, có màu từ hồng đến đỏ. Mô dưới da không bị bộc lộ, bắt đầu xuất hiện mụn nước nguyên vẹn hoặc bị vỡ một phần do áp lực.
3. Mức độ 3
Biểu hiện là mất toàn bộ độ dày da. Các tế bào hoại tử màu vàng đục xuất hiện, không có bộc lộ cơ xương hoặc gân.
4. Mức độ 4
Đây là mức độ nặng nhất, mất toàn bộ độ dày da, bọc lộ cơ, xương và gân. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do tổ chức mô bị hoại tử.
Vị trí dễ gây loét da cho người cao tuổi
-
Tư thế nằm ngửa: Vùng sau đầu, gáy, hai cùi trỏ, hai bên bả vai, hai gót chân, vùng xương cùng.
-
Tư thế nằm nghiêng: Vùng xương thái dương, mào chậu, xương sườn, đầu gối, mấu chuyển lớn, mắt cá.
-
Tư thế nằm sấp: Trán, gai chậu, xương đòn, đầu gối, má, ngón chân, tai, nữ là vú, nam là cơ quan sinh dục ở nam.
-
Tư thế ngồi: Ụ ngồi, xương hông, xương bả vai, mắt cá, phía sau đầu gối, 80% các vết loét da ở người già thường bị tại xương cùng cụt hay gót chân.
Nếu gia đình bạn có người thân phải nằm quá lâu và không thể đi lại được, hãy đọc ngay bài viết này để tránh tình trạng lở loét, đôi khi có thể dẫn đến hoại tử, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn và người thân nhé!
Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu, giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ. Phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bệnh nhân tiểu tiện, nếu bệnh nhân là nam nên gắn bịch nilông ở bộ phận sinh dục, nếu là nữ nên lót giấy thấm hoặc dùng quần lót bằng giấy.
Ngoài ra vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng, cần bổ sung nhiều chất đạm, vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang cao mắc phải cùng với vết loét.
Phòng ngừa loét da do tỳ đè ở bệnh nhân liệt, nằm lâu:
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ đè. Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ
Những người có nguy cơ cao bị loét da do tỳ đè cần được xây dựng kế hoạch kiểm tra da hằng ngày. Những người có khả năng cao bị loét da do tỳ đè bao gồm những người hạn chế khả năng vận động, phải ngồi hoặc nằm ở một vị trí trong thời gian dài như: bệnh nhân bị liệt, người già yếu, người sống thực vật, tổn thương cột sống những bệnh nhân tai biến mạch máu não…Cần kiểm tra kĩ những khu vực da chịu sự chèn ép của trọng lực, những khu vực da có xương nhô ra như khuỷu tay, bả vai, sau gáy, tai, mặt ngoài đùi và đặc biệt là vùng xương cụt và gót chân để xem có những dấu hiệu bất thường xảy ra không. Nếu có phải xoa bóp và di chuyển bệnh nhân để tránh áp lực tỳ đè lên khu vực đó.
Bệnh nhân có thể sử dụng những đồ dùng có hỗ trợ hạn chế áp lực cơ thể lên vùng da tỳ đè, ví dụ như ghế ngồi và giường nằm có hệ thống đệm khí…
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ. Chế độ ăn lành mạnh sẽ mang lại hệ thống da khỏe mạnh; da khỏe mạnh sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn đối với những áp lực và lực ép diễn ra hàng ngày. Đồng thời, nếu chẳng may xảy ra chấn thương về da, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong máu sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn rất nhiều. Các loại protein và a-xít amino rất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cho hệ thống da, cơ và xương khỏe mạnh. Ngoài ra, các vitamin như vitamin C và E có tác dụng hỗ trợ chức năng tự tái tạo của da.
Hạn chế tác động của trọng lực lên những vùng da dễ bị tổn thương bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế, nhất là đối với các bệnh nhân ngồi xe lăn hoặc nằm một chỗ. Đồng thời thực hiện các động tác massage vùng da bị tỳ đè.
Cách điều trị và chăm sóc loét da do tỳ đè:
Bệnh nhân bị loét do tỳ đè có thể phải cắt gọt phần da bị hoại tử và dùng nhiều kĩ thuật điều trị tốn kém, nặng hơn bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong nếu không xử lí kịp thời. Đa số các trường hợp loét da do tỳ đè có thể phòng tránh được nếu người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế biết cách chăm sóc và phòng ngừa trước khi loét tỳ đè xảy ra.
Bí quyết chữa trị vết loét da tỳ đè lành nhanh không cần dùng kháng sinh hay cắt ghép da bằng cao dán vết thương Đông y DR. TUY
Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy chuyên điều trị loét da, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da, mất da cho bệnh nhân tại nhà thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH, ít tốn kém so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại.
- Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có cảm giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
Cao dán đông y gia truyền điều trị bệnh ngoài da có thực sự tốt không?
- Y học cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện( Y HỌC HIỆN ĐẠI)
- Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.
- Trong quá trình lao động, sinh hoạt con người bị các bệnh lý ngoài da như: Các vết thương, trầy xước, lở loét, hoại tử, bỏng… Con người đã sử dụng các loại lá cây giã ra để đắp vào các vị trí tổn thương. Ngoài ra một số nhà thuốc đã chế ra được Cao dán đông y phết ra giấy để đắp vào các vị trí tổn thương mục đích điều trị.
Hiệu quả khi sử dụng cao dán vết thương Đông y điều trị vết loét, mất da
Lở loét da vùng cùng cụt
Lở loét da vùng hông
Miếng dán trị lở loét da
Miếng dán chữa hoại tử da
Hình ảnh tiến triển vết lở loét ngoài da
Tiến triển vết lở loét khi sử dụng miếng dán
Tiến triển trong quá trình điều trị
Khỏi hoàn vết lở loét vùng cùng cụt
HÃY CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA
Hình ảnh lở loét ngoài da
Người già nằm lâu bị loét
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại