Cảnh giác với bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của bé mà có nguy cơ gây ra những biến chứng khó lường. Vậy, bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?
Tìm hiểu chung về bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ
Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ là tình trạng những khe nhú bên trong đường lược bị nhiễm trùng dẫn tới viêm sau đó tích mủ ở các tuyến giữa hai cơ thắt của trực tràng. Không lâu sau, ung nhọt này sẽ phá miệng ra vùng niêm mạc gần hậu môn, trở thành lỗ rò. Rò hậu môn gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu ở các trẻ, căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 7 đến 10 ngày tuổi.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Hiện nay giả thuyết nguyên nhân gây ra chứng bệnh rò hậu môn ở trẻ do nhiễm trùng những xoang tuyến bất thường bẩm sinh của hậu môn được chấp nhận rộng rãi nhất. Sự tắc nghẽn của các xoang tuyến hậu môn gây ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến, dẫn đến nhiễm trùng tuyến hậu môn. Ổ nhiễm trùng theo ống tuyến, xuyên qua thành ống hậu môn vào khoảng mô mềm xung quanh hình thành nên ổ mủ, tạo thành apxe. Khi ổ apxe vỡ ra da sẽ có sự thông thương được hình thành giữa ống hậu môn, khoang apxe và da. Khi sự thông thương này tồn tại trên vài tuần sẽ hình thành đường rò.
Triệu chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Khi bị bệnh rò hậu môn, trẻ em hay có những triệu chứng sau:
– Hậu môn xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ. Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn những vùng da khác. Trẻ cảm thấy đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm.
– Trẻ bị sốt 39 – 40 độ, khóc nhiều, lười ăn ăn và nôn mửa.
– Trẻ đi són phân 8 – 15 lần trong ngày.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây biến chứng nghiêm trọng có thể gây viêm tấy lan rộng vùng tầng sinh môn, rò hậu môn và bội nhiễm.
Điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Điều trị rò hậu môn cho trẻ theo phương pháp Tây Y
Đối với mức độ nhẹ
Dùng dung dịch povidine-iod pha loãng với nước, hoặc cũng có thể chỉ cần dùng nước sạch mà không cần bất cứ loại thuốc sát trùng nào để ngâm hậu môn sau mỗi lần đi tiêu và sau khi vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trong khoảng 5 phút. Nước ngâm rửa hậu môn nên ấm để giúp trẻ giảm đau và tụ mủ áp xe nhanh hơn.
Đối với mức độ nặng
Khi khối apxe cạnh hậu môn sưng phồng và có dấu hiệu tụ mủ, bác sĩ sẽ rạch thoát mủ sau khi đã gây tê tại chỗ. Sau khi ổ áp xe đã thoát mủ có thể được nhét một miếng bấc nhỏ hoặc để hở. Sau đó trẻ cũng cần được ngâm hậu môn. Trong thời gian hậu phẫu, các bậc phụ huynh cần kéo giãn, tách hai mép vết thương sau mỗi lần thay tã hoặc vệ sinh hậu môn để miệng vết rạch không bị khép lại.
Điều trị rò hậu môn cho trẻ theo phương pháp Đông y
Điều trị rò hậu môn bằng phương pháp Đông y có khỏi bệnh không. Câu trả lời là: hoàn toàn chữa khỏi được bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ bằng cao dán Đông y
Từ ngàn xưa không có dao kéo, không có hóa chất nhưng ông bà ta vẫn không bó tay trước bệnh
Bác sỹ: Nguyễn Dư Tuy với nhiều năm kinh nghiệm đã điều trị rất thành công bệnh rò hậu môn
Đây là một bệnh nhân nhỏ tuổi mà Bác sĩ Tuy đã chữa thành công bệnh rò hậu môn bằng Cao dán Đông y gia truyền.
Mẹ cháu biết đến Cao dán Đông y gia truyền trị rò hậu môn cho trẻ nhỏ qua kênh Youtube, ngày 22/11/2016 mẹ cháu liên hệ với Bs Tuy xin được tư vấn điều trị.
Sau khi gửi hình ảnh tổn thương và được tư vấn mẹ cháu quyết định điều trị bằng Cao dán gia truyền. Trong quá trình điều trị Bs Tuy khuyến cáo không sử dụng bất cứ 1 loại kháng sinh và các thuốc chống viêm...
Sau 10 ngày điều trị cháu hết sưng đau. Hình ảnh trên ngày 12/03/2017 mẹ cháu chụp lại hình ảnh tổn thương gửi Bs Tuy tư vấn tiếp theo ( Trong quá trình điều trị gia đình cháu thường xuyên tương tác với Bs để được tư vấn)
Mẹ cháu có thắc mắc sau khi khỏi vùng tổn thương hơi cứng và được Bs Tuy giải thích sau 2-3 tuần chỗ đó sẽ mềm ra.
Ngày 15/12/2016 Bs Tuy có hỏi thăm tình hình tổn thương được mẹ cháu thông tin lại chỗ đó mềm ra hoàn toàn. Nếu như đã điều trị bảo tồn mà không đáp ứng thì trẻ thường được chỉ định phẫu thuật xẻ đường rò để điều trị bệnh rò hậu môn triệt để. Phẫu thuật mổ rò hậu môn cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.