Bs Nguyễn Dư Tuy
Liên hệ: Bs Nguyễn Dư Tuy ĐT/ Zalo/ Viber/SMS theo số 0989.745.077 ( Hãy gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn)
04/07/2019 - 10:46 AMAdmin 1006 Lượt xem

 

Suy tĩnh mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh tuy không nguy hiểm những để lại những biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

Suy van tĩnh mạch 

(Hình ảnh lở loét do suy van tĩnh mạch sâu ở 2 cẳng chân)

1. Bệnh suy tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết.

Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.

Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn. 

2. Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân chế biến thủy sản bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%. Các nhà khoa học dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

  • Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh
  • Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim
  • Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu
  • Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới mắc nhiều hơn, sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, yếu tố nội tiết sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50... 

3. Triệu chứng nhận biết suy van tĩnh mạch chi dưới

3.1 Giai đoạn sớm

  • Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát
  • Chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm
  • Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối
  • Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân
  • Đau nhức , tê mỏi chân
  • Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...

3.2 Giai đoạn sau

Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:

  • Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
  • Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc
  • Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

4. Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính

Bệnh nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Thuyên tắc phổi( tắc mạch máu ở phổi) nguy hiểm và gây tử vong cao
  • Đau mạn tính và loét chân
  • Phù mạch bạch huyết thứ phát

5. Phòng bệnh suy van tĩnh mạch ra sao?

Cải thiện điều kiện lao động, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động cho công nhân phải đứng lâu một tư thế khi làm việc tại các công ty như bố trí thời gian nghỉ giữa ca lao động hợp lý để người lao động tự vận động tại chỗ, xoa bóp chân, thư giãn cơ thể; mang phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên; khám sức khoẻ tuyển dụng cần loại trừ những người có bệnh lý về tim, mạch máu như suy giãn tĩnh mạch và khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

Tham khảo trường hợp điều trị hiệu quả loét da do suy van tĩnh mạch bằng Cao dán Đông y

Bệnh nhân bị 3 vết lở loét ở 2 cẳng chân do suy giãn van tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nhân đã điều trị ở bệnh viện 1 thời gian nhưng vết lở loét tiến triển rất chậm. Gia đình biết đến Cao dán điều trị các bệnh lý ngoài da và đã liên hệ Bs Tuy để được tư vấn điều trị. Sau khi được Bs Tuy tư vấn và lựa chọn Cao dán gia đình đã đồng ý điều trị bằng Cao dán. Quá trình điều trị vết lở loét tiến triển tốt dần từng ngày một và sau 1 tháng điều trị 3 vết lở loét đã khỏi hoàn toàn. 

 

Lở loét chân do suy van tĩnh mạch

  

HÃY CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOÀI DA 

Thuốc bôi loét tỳ đè 

Lở loét lan rộng do điều trị sai cách 

Kháng sinh điều trị loét tỳ đè

Thuốc trị lở loét ngoài da 

 Chấn thương bàn chân

Để xem clip hãy ấn vào ảnh

Thuốc xịt chống lở loét

Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại

Vết loét tiểu đường

 Lở loét ngoài da ở người già nằm lâu

Loét chân do biến chứng tiểu đường

Rất nhiều dòi sau lớp thuốc che phủ bề mặt vết thương 

Thuốc trị lở loét người già 

Hãy vào đường dẫn để xem bài viết   https://caodanvetthuong.vn/niem-vui-cua-gia-dinh-khi-dieu-tri-khoi-vet-lo-l.html 

Điều trị vết thương lở loét

Hãy vào đường dẫn để xem bài viết  https://www.youtube.com/watch?v=LahXpqwYwS8

 

Xuất hiện vết loét trên da

 Miếng dán trị lở loét ngoài da 

 Viêm da ở người già

 

Thuốc bôi loét tỳ đè

 

 

 

 

ĐIỀU TRỊ  LỞ LOÉT DA DO SUY VAN TĨNH MẠCH

Thuốc chữa viêm da bìu 

Chăm sóc bệnh nhân lở loét da do suy van tĩnh mạch

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Mọi thông tin về dịch vụ,nhu cầu tư vấn quý khách vui lòng liên hệ

Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com

Tin liên quan

Bài viết mới

Bài đọc nhiều



Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Website: caodanvetthuong.vn
Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
Hotline: 0989.745.077
zalo icon messenger icon zalo icon