Tại Sao Người Cao Tuổi Dễ Bị Gãy Xương Khi Ngã?
Cơ thể con người có nhiều bộ phận tạo thành và có chức năng riêng của từng bộ phận. Bộ xương có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể, tạo nên bộ khung của cơ thể để bảo vệ các cơ quan ở bên trong, kết hợp với cơ làm cho cơ thể vận động, đi lại được.
Tuy nhiên, Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã.
Trong xương có tủy xương cấu tạo nên tế báo máu xương được cấu tạo là do các chất mô cơ và muối vôi (canxi) làm cho xương cứng chắc. Ở người già, chất lượng xương giảm nên xương giòn, dễ gẫy và khi gẫy rất lâu liền, với phụ nữ cao tuổi thì do lão hóa, nội tiết tố giảm nên sự tổng hợp canxi cũng giảm dần làm cho chất lượng của xương kém, giòn và dễ gẫy hơn.
Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã.
Càng về già, xương của chúng ta càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi. Những tình huống khiến ngườI cao tuổi bị gãy xương là trượt sàn nhà, sàn nhà vệ sinh, sàn xe bus hay xe lửa, vấp bậc thềm, ngã từ trên giường xuống. Tư thế ngã thường là đập mông, hông tay chống, đập đầu gối. Vị trí tổn thương thường là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, vỡ xương bánh chè, gãy ngón chân. Khi bị ngã tùy thuộc vào vị trí gãy mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau: đau nhẹ, rất đau, không cử động được...
Những tình huống gãy xương ở người cao tuổi:
- Thường gặp nhất là trượt do sàn nhà, nhà vệ sinh trơn. Chân người già không đủ sức chống đỡ nên rất dễ bị ngã. Tư thế ngã thường là đập mông, đập hông, chống tay, chống khuỷu.
- Đi vấp ngã bậc thềm, bậc thang, ngã đập gối xuống đất.
- Tối ngủ trở mình ngã xuống giường. Thậm chí sáng dậy, xoay người đứng lên cũng có thể làm gãy xương.
- Ngã ngồi do hụt chân, ngã xe, bị va chạm nhẹ. Hai mông đập xuống đất, người cúi gập xuống.
Vị trí gãy xương thường gặp ở người cao tuổi?
- Chi trên: gãy đầu dưới xương quay (do ngã chống bàn tay), cổ phẫu thuật cánh tay (do ngã đập vai hay chống khuỷu), đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay (do ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng).
- Chi dưới: gãy cổ xương đùi (do ngã đập hông, đập mông), xương bánh chè (do ngã đập gối), ngón chân (do đi vấp ngã, va quệt bậc thang, chân bàn, chân ghế). Đặc biệt là gãy nền xương bàn 5 do lật nhẹ bàn chân hay cổ chân, sau đó thấy đau hoặc sưng mu bàn chân, cảm giác khó chịu dọc theo bờ ngón út. Nhiều người ban đầu tưởng bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật. Sau nhiều ngày không hết mới đến đi phim X-quang và phát hiện gãy xương.
- Cột sống và khung chậu: gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, 4, 5 hoặc xương tọa khi bị ngã ngồi đập mông xuống đất. Cũng có khi ngã ngả lưng ra sau cấn trúng vật cứng như cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang, lan can... gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng.
Triệu chứng gãy xương:
- Rất đau và không thể cử động bình thường phần chi bị gãy, nhức xương về khuya.
- Dấu hiệu bầm máu thường không xuất hiện ngay mà nửa ngày sau mới phát hiện.
- Gãy xương nhiều nơi nhưng chỉ đau ở một nơi nặng nhất, những nơi còn lại sẽ đau khi nơi kia được điều trị ổn. Cần kiểm tra X-quang toàn diện và kiểm tra lại sau đó vài ngày để chắc chắn không bị bỏ sót tổn thương.
- Một số trường hợp gãy xương nhưng không di lệch nhiều, nên có thể cử động được phần chi bị đau. Người nhà và bác sĩ có thể không phát hiện ra. Nếu bệnh nhân tiếp tục cử động, ổ gãy sẽ bị vỡ ra và di lệch, bắt buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo vì chỏm xương đùi bị hư.
Phòng ngừa chấn thương gãy xương ở người cao tuổi
Phòng tránh tai nạn ở người già phải phối hợp nhiều biện pháp với nhau.
- Thứ nhất là phải thay đổi môi trường sống cho phù hợp với sức khỏe người già như nhà cửa thông thoáng, nền nhà và thảm chùi chân chống trơn, nhà vệ sinh nên gần phòng ngủ, trong nhà đủ ánh sáng, không thả súc vật như chó, mèo trong nhà, cẩn thận với sự nô đùa của trẻ em (dễ va chạm xô ngã người già). Ngoài ra, người già cần dùng giày dép phù hợp, nên có dụng cụ trợ giúp để đi lại (nhất là những người mắt kém, khớp thoái hóa, yếu cơ).
- Thứ hai là tăng tập luyện, dinh dưỡng hợp lý để tránh té ngã. Tập luyện làm tăng cường sức mạnh của cơ, cải thiện thăng bằng và dáng đi. Tập dưỡng sinh là một yếu tố tích cực. Tập thể dục, đi bộ, bơi lội... là những hình thức được lựa chọn.
Tăng tập luyện, dinh dưỡng hợp lý để tránh té ngã ở người già
Phương pháp điều trị gãy xương ở người già hiệu quả nhất
Mời quý vị theo dõi clip nói chuyện phía dưới giữa bệnh nhân và Bác sĩ: Nguyễn Dư Tuy trao đổi về quá trình điều trị để biết được tại sao Cao dán gia truyền lại điều trị được gãy xương, phục hồi được thoái hóa và loãng xương? Cơ chế tác dụng? Tại sao người cao tuổi hay bị gãy xương? Khi gãy xương sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe người cao tuổi?
MIẾNG DÁN TRỊ GÃY XƯƠNG