Khi bước vào tuổi già, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi về sinh lý, làm suy giảm khả năng hấp thu và sử dụng dinh dưỡng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng dinh dưỡng kém sẽ kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như loãng xương, suy dinh dưỡng, mất khối cơ, rối loạn điện giải, suy giảm miễn dịch,… Vì vậy, xây dựng chế độ ăn hợp lý và khoa học cho người cao tuổi là yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe, phòng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Những thay đổi sinh lý ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường gặp một số thay đổi sinh lý sau:
-
Suy giảm tổng hợp vitamin D và thiếu hụt Canxi: Điều này khiến xương dễ bị giòn, loãng và gãy, đặc biệt nếu khẩu phần ăn không bổ sung đủ Canxi.
-
Mất khối cơ: Tình trạng teo cơ xảy ra mạnh từ tuổi 75 trở đi, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm tăng nguy cơ té ngã.
-
Rối loạn cân bằng nước và điện giải: Do giảm cảm giác khát, giảm lượng nước đưa vào cơ thể, chức năng thận suy yếu hoặc tác dụng phụ của thuốc.
-
Giảm cảm giác thèm ăn và khả năng nhai nuốt: Nguyên nhân từ mất răng, yếu cơ nhai, giảm tiết nước bọt khiến thức ăn khó được nghiền nhỏ và tiêu hóa.
-
Suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu: Dạ dày co nhỏ, giảm tiết acid và men tiêu hóa khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm đáng kể.
2. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Để giúp người cao tuổi ăn ngon miệng hơn và hấp thu tốt hơn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Cân đối đầy đủ các nhóm chất
Khẩu phần ăn cần cung cấp đủ năng lượng và cân đối các nhóm dưỡng chất như:
-
Protein: Ưu tiên đạm dễ tiêu từ cá, trứng, sữa, đậu hũ.
-
Lipid: Hạn chế mỡ động vật, tăng cường dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè.
-
Glucid (chất bột đường): Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ.
-
Vitamin và khoáng chất: Tăng cường rau xanh, trái cây tươi.
-
Chất xơ và nước: Giúp phòng táo bón và điều hòa tiêu hóa.
Chế biến đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt
-
Cắt nhỏ thực phẩm, nấu mềm, hầm nhừ, ưu tiên các món hấp, luộc.
-
Tránh thực phẩm cứng, dai hoặc gây kích ứng đường tiêu hóa.
-
Có thể sử dụng sữa hoặc các sản phẩm thay thế để bổ sung dinh dưỡng.
Chia nhỏ bữa ăn
-
Nên chia 4–6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa chính.
-
Giúp giảm gánh nặng tiêu hóa, duy trì năng lượng đều đặn.
Lựa chọn đường nuôi phù hợp
-
Tùy vào tình trạng sức khỏe, có thể ăn qua đường miệng, ống sonde hoặc đường tĩnh mạch theo chỉ định bác sĩ.
-
Đối với người bệnh nặng, cần có sự theo dõi và tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.
3. Một số lưu ý khác trong chăm sóc dinh dưỡng người cao tuổi
-
Khuyến khích vận động nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa, tăng hấp thu dinh dưỡng.
-
Hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa, tránh thực phẩm chế biến sẵn.
-
Uống đủ nước mỗi ngày (1.5–2 lít), trừ khi có chống chỉ định từ bác sĩ.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số dinh dưỡng và phát hiện sớm bệnh lý.
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh khi điều trị loét da tì đè
4. Bảng tổng hợp các loại thực phẩm nên và không nên dùng trong chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi
Dinh dưỡng cho người cao tuổi không chỉ đơn thuần là ăn uống đủ bữa mà cần phải khoa học, phù hợp với thể trạng và các thay đổi sinh lý của tuổi già. Với một chế độ ăn hợp lý, người cao tuổi sẽ duy trì được sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng phòng loét do tì đè và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn mỗi ngày.