Bs Nguyễn Dư Tuy
Liên hệ: Bs Nguyễn Dư Tuy ĐT/ Zalo/ Viber/SMS theo số 0989.745.077 ( Hãy gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn)
15/06/2018 - 3:33 PMBs Nguyễn Dư Tuy 2770 Lượt xem

 

LÂY TRUYỀN QUAI BỊ TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG NẾU KHÔNG BIẾT PHÒNG TRÁNH. BIẾN CHỨNG BỆNH QUAI BỊ

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở trẻ em. Vậy bệnh quai bị nguy hiểm như thế nào, biến chứng ra sao và phương pháp nào điều trị bệnh hiệu quả nhất?

benh-quai-bi

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em

1. Nguyên nhân gây bệnh Quai bị.

Quai bị hay theo cách gọi trong dân gian bệnh má chàm bàm là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua. Đây là loại virus có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì khả năng những người xung quanh bị lây lan rất cao.

2. Triệu chứng bệnh Quai bị.

Đặc trưng của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt, đôi khi đi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.

Thời kỳ ủ bệnh

Từ sau khi tiếp xúc với virus khoảng 14-25 ngày, thay đổi từ 2- 4 tuần, trung bình 17 – 18 ngày; thời kỳ này không có triệu chứng nào cụ thể.

Thời kỳ khởi phát

-Suy nhược, kém ăn, miệng cảm giác khô.

-Mệt mỏi toàn thân, khó chịu, đau đầu.

-Bị sốt nhẹ, không kèm lạnh run.

-Đau họng và đau góc hàm.

-Vùng bị sưng không bị nóng, cũng không bị sung huyết.

-Tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau gia tăng khi thăm khám hoặc khi nhai.

Thời kỳ toàn phát

-Tuyến mang tai sưng to (thông thường tối đa 2 – 3 ngày) và đau nhức một bên, sau đó lan qua bên đối diện và tuyến nước bọt khác, cao điểm 1 tuần sau đó nhỏ lại.

-Tuyến sưng lan ra vùng trước tai, mõm chũm, lan đến cung dưới xương gò má, lan đến dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, da trên tuyến đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không biểu hiện các triệu chứng như trên, khiến không ít người bị nhầm lẫn giữa bệnh quai bệnh và các bệnh khác (viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến mang tai…).

Thời kỳ hồi phục

Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần; các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.

3. Đường lây truyền Quai bị trong gia đình và cộng đồng.

Cụ thể, những con đường lây nhiễm của bệnh quai bị:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

  • Do người bệnh ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong môi trường không khí.

  • Ăn uống chung với người mắc bệnh.

  • Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… với người bệnh.

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em nhưng không có nghĩa là người lớn không mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ người lớn mắc bệnh quai bị không cao.

4. Biến chứng nguy hiểm bệnh Quai bị.

Bệnh quai bị tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra, bệnh vẫn có những biến chứng khá nguy hiểm mà người bệnh không thể lường trước được:

-Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

-Viêm buồng trứng

-Viêm màng não

-Viêm tụy

-Mất thính lực

-Sẩy thai

-Viêm cơ tim

-Vấn đề bất thường ở mắt

5. Cách điều trị bệnh Quai bị :

Tham khảo chi tiết tại Video cuối bài

6. Cách phòng lây bệnh Quai bị.

Miễn dịch chủ động

Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, vacxin có thể được sử dụng bất kỳ thời điểm nào ở trẻ trên 1 tuổi, nhưng thích hợp nhất lúc 12 -15 tháng tuổi.

Chỉ định:

Đối với những trẻ em lớn hơn 1 tuổi, nhất là những thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, thường sống trong môi trường làm việc đông đúc, sống tập thể,… nhất định phải được tiêm vacxin.

Có những trường hợp sau khi tiêm ngừa vacxin nhưng vẫn mắc bệnh quai bị, bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng thuốc, kỹ thuật tiêm,…

Miễn dịch thụ động

Đối với người đã tiếp xúc với virus quai bị bởi một số con đường lây lan như dùng chung vật dụng cá nhân, tiếp xúc với nước bọt người bệnh,… có thể tiêm một loại thuốc miễn dịch thụ động Globulin. 

Cách ly với người bệnh quai bị

Người mắc bệnh quai bị cần được cách ly với mọi cho đến khi nào thấy hết sưng, nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác. Đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, bệnh viện rất dễ lây lan.

Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.

 

      Hãy vào bài viết dưới để biết nội dung các câu hỏi trên. 

 Cách chữa bệnh quai bị

 

 

 

Cách chữa quai bị 

 

 

 

 

THUỐC CHỮA QUAI BỊ

Thuốc điều trị quai bị

Miếng dán điều trị quai bị 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Mọi thông tin về dịch vụ,nhu cầu tư vấn quý khách vui lòng liên hệ

Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com

Tin liên quan

Bài viết mới

Bài đọc nhiều



Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Website: caodanvetthuong.vn
Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
Hotline: 0989.745.077
zalo icon messenger icon zalo icon