Bệnh nhân bị loét da do tì đè nằm lâu ngày
Loét do tỳ đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị, thời gian chăm sóc ở những bệnh nhân nằm lâu, liệt, ít vận động. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân loét tỳ đè trong vòng 6 tuần nằm viện thì nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần. Vì thế, việc điều trị các vết loét do tỳ đè, nằm lâu cần phải thực hiện càng sớm càng tốt nhưng phải đúng cách.
Loét do tì đè là một loại tổn thương hoại tử tổ chức giữa vùng xương và vật có nền cứng. Nguyên nhân là do tình trạng bất động lâu ngày, thường xuất hiện ở những người bị hôn mê kéo dài, liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, suy kiệt do bệnh hay do tuổi già, chấn thương, hậu phẫu kéo dài…
Loét da do tì đè thường gặp ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây lở loét da
Bệnh nhân bị các bệnh lý sau đây dễ bị loét da do bị tì đè kéo dài ở một tư thế:
- Liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống (viêm tủy, chấn thương cột sống có liệt tuỷ...).
- Hôn mê do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não, viêm não, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc, hạ đường huyết, urê máu cao...
- Sau phẫu thuật thần kinh, sau bó bột chậu lưng chân...
- Những người già thiếu dinh dưỡng nằm lâu ngày, vận động kém.
Phòng loét do tì đè ở người già
Cách tốt nhất là dự phòng căn bệnh này ngay từ lúc nó chưa hình thành. Nguyên tắc quan trọng của dự phòng loét do tì đè là đánh giá và loại trừ lực tì đè kéo dài. Cần đánh giá các nguy cơ có thể xuất hiện loét do tì đè, trong đó đặc biệt chú ý đến những bệnh nhân có nguy cơ cao như bị hôn mê, liệt, người cao tuổi nằm lâu…
Nên thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh giãn cách từ 2 – 3 giờ. Dùng các loại gối chêm, kê lưng và các chi sao cho người bệnh được nằm ở tư thế thoải mái nhất. Không để bệnh nhân phải nằm bất động trong một tư thế nào quá lâu.
Có thể cho người bệnh nằm nệm nước hay nệm khí, tuy nhiên vẫn cần phải trở lật trở bệnh nhân thường xuyên.
Chú ý giữ cho vải trải giường luôn khô ráo, phẳng phiu. Giữ gìn da khô, sạch sẽ nhất là những vùng dễ bị loét tì, vùng cơ quan sinh dục và chậu mông phải đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng sau mỗi lần người bệnh đi vệ sinh.
Người nhà có thể giúp xoa bóp những vùng dễ bị loét ép của bệnh nhân, kết hợp với các vận động thụ động như cử động ngón tay, gập duỗi khuỷu tay (như các trường hợp liệt tứ chi), các động tác thụ động có công dụng tăng hồi lưu tĩnh mạch, tránh tình trạng ứ trệ tuần hoàn. Có thể sử dụng dung dịch hỗ trợ bôi lên da những vùng đó có tác dụng làm tăng sự đàn hồi. Xác định các dấu hiệu báo trước một tổn thương loét như vùng đỏ da, mảng da phù nề…
Điều trị loét da do tì đè bằng cao dán Đông y
Một số hình ảnh điều trị loét da do tì đè mà bác sỹ: Nguyễn Dư Tuy đã chữa khỏi thành công cho bệnh nhân
Sơ lược về bệnh loét da của bệnh nhân
Điều trị vết loét bằng cao dán vết thương Đông y
Kết quả điều trị vết loét da bằng cao dán vết thương sau 7 ngày
Kết quả điều trị vết loét da bằng cao dán vết thương sau 10 ngày
|
Toàn bộ qúa trình điều trị
Lở loét ngày càng lan rộng do điều trị không đúng cách
Thuốc điều trị lở loét ngoài da
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
Lở loét ngoài da ở người cao tuổi nằm lâu
Rất nhiều dòi sau lớp thuốc che phủ bề mặt vết thương
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://caodanvetthuong.vn/niem-vui-cua-gia-dinh-khi-dieu-tri-khoi-vet-lo-l.html
Hãy vào đường dẫn để xem bài viết https://www.youtube.com/watch?v=LahXpqwYwS8
Miếng dán trị lở loét ngoài da
Hình ảnh vết thương hở lâu lành
Thuốc kháng sinh trị vết thương hở
Vết thương có mùi hôi
Thay băng rửa vết thương
Thuốc tạo màng sinh học điều trị vết thương ngoài da
Có nên bịt kín vết thương hở
Ghép da tự thân
MIẾNG DÁN CHỐNG LOÉT CHO NGƯỜI GIÀ