Triệu chứng đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trung niên, người cao tuổi, người lao động nặng và người hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết hay ngồi và làm việc sai tư thế… mà còn là bởi những căn bệnh xương khớp nguy hiểm gây ra nên cần được chẩn đoán sớm để kịp thời điều trị, phòng tránh nguy cơ tàn phế.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Là tình trạng sức khỏe thường gặp, thế nhưng các bạn có biết nguyên nhân nào gây ra cảm giác đau nhức xương khớp không?
1. Đau nhức xương khớp do bệnh lý.
Triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cơn đau kéo dài dai dẳng làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín vì triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp.
Thoái hóa khớp
Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra và thoái hóa khớp là “đối tượng nghi vấn” đầu tiên. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian.
Cách phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những căn bệnh khác là dựa vào đặc điểm triệu chứng đau. Cơn đau thường tăng nặng mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi.
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, đồng thời luyện tập nhẹ nhàng cơ bắp để hạn chế cứng khớp.
Viêm khớp dạng thấp
Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng khớp và làm mất khả năng lao động, thậm chí gia tăng nguy cơ tàn phế. Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như: đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng và đỏ.
Ngoài ra, người bệnh còn bị cứng khớp, khó cử động vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và hiện tượng này thường kéo dài hàng giờ. Đi kèm với các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, xanh xao, gầy sút và sốt.
Gout
Người mắc bệnh gút cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa Acid Uric khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.
Bệnh thường gây đau nhức kèm sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp ngón chân, cổ chân, gối và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu và mệt mỏi.
Loãng xương
Đối với người bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp sẽ xảy ra ở bên trong xương, thế nên dấu hiệu rất mơ hồ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện cảm giác đau nhức do loãng xương thông qua triệu chứng đau nhức tại các đầu xương hay cảm thấy đau mỏi dọc theo các xương dài (cột sống thắt lưng, đùi), đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.
Một triệu chứng khác của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Thêm vào đó, đau nhức xương khớp do loãng xương có thể kèm theo hiện tượng co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.
Lao xương khớp
Lao xương khớp là căn bệnh do vi khuẩn của người hoặc bò tấn công vào hệ xương khớp. Các khớp xương lớn và chịu sức nặng nhiều như khớp háng, cột sống và khớp gối có nguy cơ mắc lao xương khớp cao.
Các khớp bị vi khuẩn lao tấn công thường bị đau nhẹ và sưng to (nhưng không nóng, không đỏ), khiến cho các hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi và không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, thậm chí bị liệt.
2. Đau nhức xương khớp do các yếu tố bên ngoài
Những tác động bên ngoài như chấn thương, béo phì, lao động nặng hay ngồi sai tư thế… cũng là nguyên nhân khiến xương khớp của bạn bị đau mỏi:
Chấn thương
Di chấn để lại sau sự cố va đập mạnh hay tai nạn giao thông khiến xương khớp đau nhức khi làm việc quá sức hoặc thay đổi thời tiết…
Ít vận động
Ít đi lại, lười tập thể dục và ngồi một chỗ nhiều làm cho cơ khớp và dây chằng bị căng cứng dẫn đến đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra với những người làm công việc văn phòng, thợ mộc…
Bưng vác đồ nặng
Mang vác vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể trong thời gian dài gây áp lực lớn lên hệ vận động, thế nên đau nhức xương khớp là điều khó tránh khỏi.
Béo phì
Trọng lượng cơ thể trực tiếp đè nén lên xương khớp và các đốt sống, thế nên việc thừa cân béo phì không khác nào việc bạn phải bê vác đồ nặng trên người. Do đó, người bị béo phì nằm trong nhóm có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khá cao.
Đau do sai tư thế
Thói quen ngồi làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng hay ngồi nghiêng vai sang 1 bên) lâu dần sẽ có thể gây đau mỏi và làm biến dạng xương khớp. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại thói quen cũng như cường độ làm việc để phòng tránh đau xương khớp nhé!
Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết
Thời tiết đang nóng chuyển lạnh hoặc đang lạnh chuyển nóng đột ngột sẽ gây ra những thay đổi lớn bên trong xương khớp, chẳng hạn như: cơ gân bị co lại, máu lưu thông đến các khớp xương giảm sút, sụn bị khô và mỏng khiến các đầu xương bị cọ xát mạnh khi vận động gây đau nhức. Người lớn tuổi là đối tượng chịu đau nhức xương khớp do thời tiết rõ rệt nhất.
Đau nhức xương khớp điều trị bằng phương pháp Đông Y có thực sự hiệu quả không?
Theo Đông y, đau nhức xương khớp toàn thân thuộc phạm vi chứng tý, xuất hiện do phong hàn thấp xâm nhập vào cơ xương khớp. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này cần tuân thủ nguyên tắc “khu phong, tán hàn, hoạt huyết, hành khí”.
Hiện nay, Cao dán Đông Y của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy là một trong số ít bài thuốc Đông y đáp ứng được yêu cầu này.
Với phương pháp điều trị viêm xương khớp bằng Cao Dán Đông y của bác sĩ: Nguyễn Dư Tuy thì người bệnh sẽ:
- Không phải chịu đau đớn
- Không phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh .v.v.v
- Thời gian phục hồi nhanh chóng
- Tiết kiệm chi phí tốt nhất.
Điều trị viêm đau xương khớp bằng Cao dán Đông y
Mời quý vị tham khảo clip sau đây ghi lại hình ảnh bệnh nhân điều trị bệnh xương khớp hiệu quả bằng Cao dán vết thương Đông Y.
ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG CẤP BẰNG CAO DÁN GIA TRUYỀN
Dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc bệnh về khớp.
- Có các dấu hiệu của đau nhức xương khớp như sốt, đỏ, nóng vùng khớp
- Thấy đầu gối, cẳng chân, hay bàn chân trở nên tái nhợt, lạnh hay chuyển màu xanh;
- Không thấy khá hơn sau khi điều trị;
- Đau trầm trọng hay không thể đứng vì đau khớp gối;
- Thấy chân bị tê, yếu hoặc có cảm giác châm chích.;
Hướng Dẫn Sử Dụng Cao Dán Đông Y Để Điều Trị Bệnh Xương Khớp Đạt Hiệu Quả
Hướng dẫn sử dụng cao dán Đông y điều trị bệnh sưng đau khớp gối
Các phương pháp điều trị bệnh khớp được chỉ định hiện nay tại các cơ sở y tế là dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp, hay thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm,… Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có thể giảm triệu chứng đau, giảm viêm tạm thời, bệnh dễ tái phát khi dừng thuốc. Ngoài ra, nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như: loét dạ dày tá tràng, đột quỵ, độc với gan, thận và cơ quan tạo máu,… Do đó, một xu thế mới hiện nay là sử dụng dòng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh khớp. Ưu điểm của Cao Dán vết thương Đông y là AN TOÀN cho người sử dụng.
MIẾNG DÁN TRỊ SƯNG ĐAU KHỚP