Chăm sóc vết thương đúng cách
Việc vệ sinh vết thương khi tắm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương. Quá trình vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường quá trình lành của vết thương.
Khi tắm, có một số nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ để vệ sinh vết thương một cách hiệu quả.
Quá trình vệ sinh tắm rửa cơ thể khi có vết thương hở hay vết mổ đúng cách như thế nào? Hãy tham khảo dưới đây:
Vệ sinh xung quanh khu vực vết mổ
Chăm sóc vết thương mổ có vai trò đặc biệt quan trọng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Khi tắm bạn nên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bịt kín vết mổ
Bước 2: Rửa vết thương nhẹ nhàng. Nếu bác sĩ không chỉ định bịt kín vết thương phẫu thuật bạn có thể cho nước chảy nhẹ nhàng lên vết mổ song tuyệt đối không được chà xát mạnh. Bạn có thể dùng xà phòng sữa tắm không nên để xà phòng dính vào vết mổ.
Bước 3: Lau vết mổ một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể gỡ gạc hoặc băng che đến khi khô hoàn toàn. Sau đó dùng khăn sạch hoặc miếng gạc chạm nhẹ lên vết mổ. Không nên chùi mạnh hoặc bỏ chỉ khâu. khi vết thương lên vảy để vảy tự bung ra không nên bóc ra vì có thể khiến vết thương chảy máu và nhiễm trùng.
Bước 4: Dùng kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ
Bước 5: Dùng băng gạc để cố định lại vết thương
Cách chăm sóc vết thương khi tắm đúng nhất
Bệnh nhân nên giữ vết thương khô ráo theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn nên thực hiện các bước tắm đúng cách khi có vết thương như sau:
-
Không tắm rửa trong vòng từ 24 đến 72 giờ sau phẫu thuật tránh nhiễm trùng vết thương
-
Dùng miếng gạc chấm nhẹ lên vùng da phẫu thuật
-
Bịt kín vết mổ bằng miếng bọc nhựa trong túi ni lông hoặc miếng bọc quấn chặt. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng băng y tế dán xung quanh mép để nước chảy vào khu vực phẫu thuật. Nếu phẫu thuật ở vị trí khó chạm tới thì bạn có thể dùng túi hoặc bọc nhựa che vết mổ và băng dán cố định lại. Phần lưng và da sau khi bịt kín thì nên dùng túi nhựa choàng để tránh nước và xà phòng chảy vào. Nếu vết mổ ở ngực hãy dùng túi nhựa choàng lên để che lại
-
Sau khi bịt kín vết mổ bạn có thể chăm sóc người bệnh bằng bọt xốp nhưng tắm nhanh chóng khoảng 5 phút đến khi hồi phục và vết mổ lành lại
-
Bạn có thể dùng bọt xốp hoặc khăn nhúng vào nước xà phòng dịu nhẹ để lau người, sau đó lau bằng khăn khô. Khi chăm sóc vết thương hở bạn không nên tắm bồn, không đi bơi. Điều chỉnh lượng nước cùng nhiệt độ phù hợp với vết mổ không nên để nước chảy mạnh lên vết thương.
-
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ghế đẩu, ghế tựa, hoặc tay vịn để không bị ngã.
-
Không nên tự ý rắc kháng sinh lên vết mổ hay dùng bài thuốc dân gian vì sẽ khiến vết thương lâu lành.
Cần lưu ý rằng các bước chăm sóc vết thương khi tắm có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, luôn lắng nghe và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự chăm sóc tối ưu cho vết thương.
Ngoài việc chăm sóc vết thương khi tắm, cần lưu ý rằng việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế hoạt động cơ bản trong giai đoạn phục hồi, và tuân thủ lời khuyên các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình hồi phục suôn sẻ và nhanh chóng.
Trong thời gian chăm sóc vết thương, rất quan trọng để bảo vệ vùng mổ khỏi nước và chất tẩy rửa. Tránh ngâm vết thương trong nước hoặc để nước tiếp xúc trực tiếp với nó. Hãy sử dụng miếng bọc nhựa hoặc túi ni lông để bọc kín vùng vết thương, đảm bảo rằng không có nước hoặc xà phòng tiếp xúc trực tiếp với nó.
Ngoài ra, khi tắm, hãy hạn chế việc sử dụng xà phòng hoặc dung dịch tắm có mùi thơm mạnh, vì chúng có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình lành của vết thương. Sử dụng một loại xà phòng nhẹ hoặc sản phẩm dịu nhẹ được khuyên dùng bởi bác sĩ.
Sau khi tắm, hãy lau khô vết thương một cách nhẹ nhàng bằng khăn sạch, không có chất bám hoặc sợi bông. Hãy chú ý không gây áp lực lên vùng vết thương, tránh việc cọ xát mạnh hoặc kéo giãn da quanh vết thương.
Ngoài việc chăm sóc trực tiếp vết thương khi tắm, quan trọng để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ về việc ăn uống và uống thuốc đúng cách để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Cuối cùng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc biến chứng nào từ vết thương, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn
Vết thương hở ăn gì cho mau lành?
Để giúp vết thương hở mau lành cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong, giúp kích thích sản sinh tế bào mới giúp làm lành vết thương hở một cách nhanh chóng. Những người có vết thương hở nên bổ sung một số thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:
-
Các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng,... hay các loại hạt, các loại đậu chính là nguyên liệu chính để tái tạo sản sinh tế bào mới. Đảm bảo lượng protein đầy đủ cho mỗi bữa ăn ít nhất 20gr đến 30gr cho bữa chính và 10gr đến 15gr cho bữa phụ.
-
Vitamin C trong hoa quả như cam, chanh, quýt, bưởi,... có tác dụng tăng cường đề khác, giúp giảm khả năng nhiễm trùng mưng mủ của vết thương hở
-
Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa vitamin A, E, B để tạo mô mới giúp vết thương mau lành
-
Cung cấp đủ nước cho cơ thể ít nhất 1,5l nước mỗi ngày. Có thể phối hợp thêm các loại nước ít đường như trà, nước hoa quả nguyên chất hay sữa
-
Lượng kẽm và selen trong cá, trứng, nghêu, sò, ngũ cốc,gan ... cũng có thể giảm khả năng nhiễm khuẩn, giúp vết thương hở mau lành
-
Máu trong cơ thể có chức năng vận chuyển protein, khoáng chất, oxy đến các vết thương, mang theo tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn và dọn dẹp xác vi khuẩn cũng như tế bào chết. Có thể đẩy nhanh quá trình tạo máu bằng các thực phẩm chức nhiều sắt như gan, sữa hay các loại rau có màu xanh đậm.
Ngược lại, có các món ăn không nên ăn trong khi có vết thương hở, vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho quá trình hồi phục vết thương. Các món liên quan đến thịt gà, đồ nếp,... có thể gây ngứa ngáy, mưng mủ khi vết thương đang trong giai đoạn lên da non. Đặc biệt là thịt bò và rau muống nếu ăn trong khi có vết thương hở rất dễ tạo thành sẹo lồi và sẹo thâm.