Tìm hiểu về bệnh áp-xe
Áp-xe thường gây ra do nhiễm khuẩn, thường nhiều loại vi khuẩn cùng gây ra một ổ nhiễm trùng
Áp-xe thường do nhiễm trùng nang lông
Áp-xe có thể được phân thành hai loại: áp-xe da (dưới da) hoặc áp-xe nội. Áp-xe dưới da khá phổ biến; áp-xe nội khó chẩn đoán hơn và nghiêm trọng hơn. Áp-xe khác với viêm tích mủ, viêm tích mủ là sự tích tụ mủ trong một khoang của cơ thể có sẵn, còn áp-xe là tích mủ trong khoang mới được tạo ra.
Điều trị chuẩn cho hầu hết các áp-xe da hoặc mô mềm là cắt mở và rút mủ. Đối với phần lớn người khỏe mạnh thì việc sử dụng thêm kháng sinh dường như không đem lại lợi ích gì cho loại áp-xe này. Một số ít bằng chứng cho thấy không cần băng vết thương bằng gạc sau khi đã rút mủ. Để hở vết mổ có thể làm cho nó mau lành và giảm nguy cơ bị áp-xe trở lại hơn là băng kín nó. Dùng kim hút mủ ra thường là không đủ.
Áp-xe da khá phổ biến và đang trở nên phổ biến hơn nữa trong những năm gần đây
Dấu hiệu và triệu chứng của áp-xe
Áp-xe có thể xảy ra trong bất kì loại mô rắn nào nhưng nhiều nhất là ở trên bề mặt da (nơi chúng có thể ở dạng mụn mủ cạn hoặc áp-xe sâu), trong phổi, não, răng, thận và amiđan. Những biến chứng chính gây ra bởi áp-xe là lan rộng vùng áp-xe đến các mô lân cận hoặc xa và hủy hoại một vùng mô sâu rộng (hoại tử).
Những triệu chứng và dấu hiệu chính của áp-xe da là ửng đỏ, nóng, sưng, đau và mất chức năng. Nó cũng có thể gây sốt và ớn lạnh.
Một ổ áp-xe bên trong thì khó nhận diện hơn, nhưng những dấu hiệu bao gồm đau ở vùng bị thương tổn, sốt cao, và cảm giác toàn thân không khỏe. Áp-xe bên trong hiếm khi tự lành, do đó cần có 1 sự chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ bị áp-xe.
Nếu ở bề mặt, những ổ áp-xe có thể dao động khi sờ vào. Đó là dao động dạng sóng do sự chuyển động của mủ bên trong
Áp-xe có thể xảy ra trong bất kì loại mô rắn nào nhưng nhiều nhất là ở trên bề mặt da
Nguyên nhân gây ra áp-xe
Áp-xe gây ra bởi nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, hoặc các chất lạ. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất. Thường có nhiều chủng vi khuẩn có liên quan đến cùng 1 ổ nhiễm trùng.
Một số loại áp-xe phổ biến
- Áp-xe quanh hậu môn
Áp-xe quanh hậu môn có thể xuất hiện ở các bệnh nhân bị bệnh viêm ruột (chẳng hạn như bệnh Crohn) hoặc tiểu đường. Áp-xe thường bắt đầu bằng một vết thương bên trong gây ra bởi ung nhọt, phân cứng hoặc bị những vật thể không đủ trơn xâm nhập. Vết thương này thường bị nhiễm trùng do tiếp xúc với phân trong vùng trực tràng, và sau đó phát triển thành áp-xe. Nó thường xuất hiện như một khối u ở mô gần hậu môn và ngày càng phình to và đau. Cũng giống như những loại áp-xe khác, áp-xe quanh hậu môn có thể cần phải được điều trị y khoa nhanh chóng, chẳng hạn như rạch mổ mở và thoát dịch ổ áp-xe.
Áp-xe hậu môn ở trẻ nhỏ
- Áp-xe vết mổ
Áp-xe vết mổ là một trong những biến chứng thứ phát của vết thương phẫu thuật (hậu phẫu). Dấu hiệu là nóng đỏ tại đường rạch thoát mủ.
- Áp xe vùng nách
Vùng nách là vùng khá ẩm ướt vì ở đây có rất nhiều tuyến mồ hôi, chính vì thế đây là nơi thích hợp cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, khi vệ sinh không sạch hoặc có điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn này có thể gây nên những ổ viêm, lâu ngày tạo thành các khối áp xe
Điều trị ổ Áp-xe đơn giản hiệu quả
Điều trị tiêu chuẩn cho áp-xe nhẹ ở da hoặc mô mềm là mổ mở và dẫn lưu mủ. Ở phần lớn trường hợp không thấy bất kì lợi ích nào cho việc kèm thêm thuốc kháng sinh
Một phương pháp điều trị Áp-xe không phẫu thuật, không sử dụng kháng sinh đó chính là sử dụng Cao dán vết thương Đông y gia truyền của Bác sỹ: Nguyễn Dư Tuy
Nguyên nhân áp xe nách
Hình ảnh áp xe nách
Lợi ích khi điều trị áp-xe bằng Cao dán vết thương Đông y
Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người biết đến phương pháp Y học cổ truyền điều trị áp xe bằng Cao dán Đông y:
- Không phải chịu đau đớn
- Không phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh .v.v.v
- Thời gian phục hồi nhanh chóng
- Tiết kiệm chi phí tốt nhất
THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOÀI DA