Áp xe da là gì? Nguyên nhân gây nên áp xe da.
Áp xe da chỉ tình trạng viêm nhiễm của 1 tổ chức và khu trú tạo thành 1 khối mềm. Bên trong khối này có chứa mủ do vi khuẩn, xác bạch cầu và những mảnh vụn tạo nên. Bệnh này có thể dễ dàng nhận biết về mặt lâm sàng với những đặc điểm như: khối mềm, khu vực da xung quanh nóng, đỏ, sưng tấy và cảm thấy đau khi chạm vào. Tùy theo vị trí xuất hiện chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Áp xe có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào trên cơ thể và được chia thành 2 nhóm chủ yếu dựa trên vị trí của chúng:
-
Ở mô bên dưới da: thường xuất hiện ở nách do các lỗ chân lông bị nhiễm trùng, ở mông do da của vùng xương cùng bị cụt, chân răng,…
-
Bên trong cơ thể: ở gan, não, thận, vú,…
Nguyên nhân gây nên áp xe da
Nguyên nhân chính gây ra bệnh được xác định do nhiễm trùng. Những yếu tố nhiễm trùng gây bệnh ở người gồm có:
1. Vi khuẩn
Vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên dưới da và các tuyến bài tiết làm phản ứng viêm, hoạt hóa những chất hóa học ở trung gian cùng tế bào bạch cầu. Tuyến mồ hôi và tuyến bã bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi phát triển.
Khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại vi khuẩn sẽ tiết ra 1 chất lỏng mà chúng ta thường gọi là mủ. Trong mủ có chứa các loại vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus được xem là loài vi khuẩn có tỉ lệ cao nhất trên thế giới gây ra các loại áp xe dưới da và tại màng cứng cột sống.
2. Ký sinh trùng
Loại này thường xuất hiện nhiều ở các nước kém phát triển và đang phát triển, Chúng có thể là giun chỉ, sán lá gan hay amip,… Những loại ký sinh trùng này phát triển bên trong nội tạng cơ thể, gây nên tình trạng áp xe. Ví dụ như bệnh áp xe gan gây ra bởi loài sán lá gan.
Dấu hiệu nhận biết apxe da
Có một số biểu hiện lâm sàng sau đây giúp các bạn nhận biết bệnh đang phát triển trong cơ thể:
-
Ở bên dưới da: nhận thấy có 1 khối sưng, vùng da bao phủ ửng đỏ và chạm vào thấy nóng, đau, cảm giác lùng nhùng bởi có mủ bên trong. Cảm giác đau là do áp lực của khối áp xe tăng cao. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn sẽ gây sốt, mệt mỏi.
-
Ở bên trong cơ thể: người bệnh có dấu hiệu khắp cơ thể như nóng sốt, rét run, cảm giác ớn lạnh, môi khô và lưỡi bẩn. Cơ thể cảm giác mệt mỏi, suy yếu, hốc hác. Tùy thuộc vị trí bệnh diễn tiến trên cơ thể mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau như bệnh nhân áp xe gan cảm thấy sốt, rét run người, đau tức nơi hạ sườn bên phải.
Những người nào có nguy cơ bị apxe da
Những đối tượng sau đây có khả năng mắc bệnh apxe da cao hơn so với những người khác:
-
Môi trường sống, sinh hoạt bẩn, mất vệ sinh.
-
Tiếp xúc nhiều với người bị nhiễm trùng trên da.
-
Người nghiện rượu bia, sử dụng ma túy.
-
Người gầy nhom, suy kiệt, hệ miễn dịch kém.
-
Bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, AIDS, hay viêm loét đại tràng,…
-
Bị chấn thương nặng.
-
Đang thực hiện hóa trị.
-
Sử dụng corticoid thời gian dài và chích thuốc tĩnh mạch.
-
Mắc các bệnh về máu như bạch cầu, hồng cầu hình liềm.
Cách chữa áp xe da an toàn hiệu quả KHÔNG sử dụng KHÁNG SINH, KHÔNG CHÍCH RẠCH
Một phương pháp điều trị Áp-xe không phẫu thuật, không sử dụng kháng sinh đó chính là sử dụng Cao dán vết thương Đông y gia truyền của Bác sỹ: Nguyễn Dư Tuy
Với phương pháp này, người bệnh sẽ:
- Không phải chịu đau đớn
- Không phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh .v.v.v
- Thời gian phục hồi nhanh chóng
- Tiết kiệm chi phí tốt nhất
Trong quá trình điều trị ổ áp xe da bằng cao dán Đông y, bạn không nên chạm tay vào áp xe hay cố gắng không sờ, cậy hoặc nặn áp xe. Hành động này có thể làm lây lan vi khuẩn, gây viêm nhiều hơn và nhiễm trùng nặng hơn.
- Dùng băng hoặc khăn giấy sạch thấm mủ hoặc dịch rỉ ra từ áp xe. Tránh để ngón tay chạm vào da trong khi thấm dịch. Vứt ngay miếng băng thấm dịch và không sử dụng lại.
- Luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết áp xe để tránh ổ nhiễm trùng lây lan. Các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) có thể xâm nhập vào cơ thể qua áp xe.
Rửa sạch vùng áp xe da và vùng da xung quanh. Bạn cần rửa áp xe bằng xà phòng diệt khuẩn nhẹ dịu và nước ấm. Nhớ rửa sạch cả vùng da xung quanh áp xe. Dùng khăn sạch và mềm để thấm khô.
- Rửa áp xe bằng dung dịch sát khuẩn nếu bạn thích dùng chất nào đó mạnh hơn xà phòng.
- Tắm vòi sen hoặc tắm bồn hàng ngày cũng giúp rửa áp xe. Việc giữ vệ sinh cá nhân tốt có thể chữa lành áp xe và giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
Sử dụng Cao dán vết thương chuyên điều trị ap-xe da không cần dùng kháng sinh hay phẫu thuật