Áp xe ngoài da là gì? Triệu chứng và cách điều trị như nào
Áp xe là một khoang chứa đầy mủ (hoại thư hoặc nhiễm khuẩn). Chúng bao gồm bạch cầu, vi khuẩn và mô chết. Áp xe da có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên da, nhưng thường hay xuất hiện vị trí cẳng tay, phần dưới của cột sống hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn. Áp xe thường biểu hiện một khối sưng, nóng, đỏ và đau.
Tại sao lại bị mắc áp-xe da
Áp-xe da, cơ cũng có thể xuất hiện do chấn thương phần mềm (da, niêm mạc, cơ vân) hoặc sau một phẫu thuật nào đó của cơ thể không được tuyệt đối vô khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất gây nên áp-xe da là họ cầu khuẩn, bao gồm tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh), liên cầu (liên cầu nhóm A) hoặc do trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginoza), trực khuẩn kỵ khí, vi khuẩn lao (Mycobacterium). Trong thực tế, để bệnh áp-xe xảy ra, ngoài các điều kiện vừa nêu ở trên thì còn có một số điều kiện thuận lợi làm cho bệnh áp-xe xuất hiện. Đó là ở các trẻ em ra nhiều mồ hôi, bị nhiều mụn nhọt, chốc đầu. Đó là ở người cao tuổi, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân không tốt, đặc biệt những bệnh nhân sử dụng thường xuyên thuốc corticoid dưới các dạng khác nhau (bệnh nhân viêm cầu thận mãn, hen suyễn, mề đay mãn tính, bệnh khớp,…). Đó là ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lupus, viêm cứng bì…
Ai là người có thể mắc ap-xe da
Áp xe nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở những người khỏe mạnh, tuy nhiên chúng thường gặp hơn trên những bệnh nhân có hội chứng rối loạn chuyển hóa, béo phì, hút thuốc, đái thái đường, tiêm chích ma túy.
Triệu chứng lâm sàng của áp xe da là gì?
Áp xe biểu hiện sưng, có mủ vùng thương tổn da. Người bệnh có thể biểu hiện sốt, nổi hạch và người mệt mỏi, nhiễm trùng huyết có thể đe dọa đến tính mạng. Áp xe không do vi khuẩn có thể lạnh, đau ít, màu sắc da như bình thường. Nếu không điều trị, áp xe cuối cùng có thể vỡ ra chảy mủ.
Điều trị áp xe tại nhà
Không chạm tay vào áp xe. Bạn cố gắng không sờ, cậy hoặc nặn áp xe. Hành động này có thể làm lây lan vi khuẩn, gây viêm nhiều hơn và nhiễm trùng nặng hơn.
- Dùng băng hoặc khăn giấy sạch thấm mủ hoặc dịch rỉ ra từ áp xe. Tránh để ngón tay chạm vào da trong khi thấm dịch. Vứt ngay miếng băng thấm dịch và không sử dụng lại.
- Luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết áp xe để tránh ổ nhiễm trùng lây lan. Các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) có thể xâm nhập vào cơ thể qua áp xe.
Rửa sạch vùng áp xe da và vùng da xung quanh. Bạn cần rửa áp xe bằng xà phòng diệt khuẩn nhẹ dịu và nước ấm. Nhớ rửa sạch cả vùng da xung quanh áp xe. Dùng khăn sạch và mềm để thấm khô.
- Rửa áp xe bằng dung dịch sát khuẩn nếu bạn thích dùng chất nào đó mạnh hơn xà phòng.
- Tắm vòi sen hoặc tắm bồn hàng ngày cũng giúp rửa áp xe. Việc giữ vệ sinh cá nhân tốt có thể chữa lành áp xe và giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
Sử dụng Cao dán vết thương chuyên điều trị ap-xe không cần dùng kháng sinh hay phẫu thuật.
Hình ảnh áp xe
THUỐC ĐIỀU TRỊ ÁP XE