Vết thương loét da do xạ trị ung thư
Loét do xạ trị là biến chứng tại chỗ thường gặp khi bệnh nhân tiến hành xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị viêm da, xơ hóa hoặc nặng hơn là hoại tử. Vậy làm thế nào để chữa các vết loét này cho bệnh nhân?
Xạ trị là gì?
Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị.
Biến chứng sau xạ trị
Bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm da, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết….
Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau. Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miệng, loét miệng…. tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…
Trong các biến chứng trên, loét do xạ trị là biến chứng tại chỗ thường gặp nhất, xảy ra hầu hết ở các bệnh nhân.
Vết thương loét sau xạ trị
Da là bộ phận ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất ở vùng chiếu xạ. Các biểu hiện cấp tính ở da xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân xạ trị, có thể thoáng qua hoặc tiến triển phức tạp hơn như tình trạng xơ cứng, teo lép hoặc hoại tử vùng da xạ trị. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cần phải dừng hoặc có kế hoạch điều chỉnh liều xạ trị phù hợp. Có thể phân chia giai đoạn tổn thương loét da tại chỗ của xạ trị như sau:
-
Giai đoạn 1 (viêm da cấp tính): Các tổn thương này thường diễn ra trong 1 tháng đầu tiên với các biểu hiện phù nề, đỏ da, đau, ngứa, rối loạn sắc tố. Các phản ứng có thể nặng lên bởi điều trị phối hợp với hóa chất.
-
Giai đoạn 2 (viêm da mạn tính): Xuất hiện khi tiếp xúc với bức xạ quá liều, kết quả là sự teo da. Thường xuất hiện ở những trường hợp tiếp xúc lặp đi lặp lại một liều nhỏ, bắt đầu từ vài tháng sau khi chiếu xạ đến nhiều năm sau. Đặc trưng của giai đoạn này là thiếu máu cục bộ, là bệnh sinh cơ bản của viêm da mạn tính do tia xạ. Da mỏng, teo, khô, mất hoặc tăng sắc tố, các phần phụ của da giảm hoặc mất hoàn toàn. Trong giai đoạn này loét có thể tự xuất hiện hoặc sau chấn thương.
-
Giai đoạn 3 (giai đoạn hoại tử và xơ hóa): da là một cơ quan có khả năng tăng sinh tế bào cao do vậy khả năng chịu đựng với tia xạ rất kém. Loét da xuất hiện sớm, còn các tổn thương sâu hơn sẽ xuất hiện ở nhiều năm sau đó. Các yếu tố thuận lợi để loét xuất hiện: chấn thương, ma sát mạn tính, tỳ đè, nhiễm trùng da hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Phục hồi vùng da bị loét sau khi xạ trị ung thư vú
Hình ảnh lở loét da do xạ trị
Miếng dán trị lở loét sau xạ trị ung thư
Vết lở loét ngực sau xạ trị ưng thư vú
Hình ảnh so sánh vết lở loét vùng ngực sau xạ trị ưng thư vú sau 8 ngày điều trị.
Hình ảnh vết lở loét tiến triển sau đợt xạ trị
Lở loét da vùng ngực sau xạ trị ung thư vú
Hình ảnh so sánh vết vết lở loét sau xạ trị ung thư vú
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển rất tốt
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển sắp khỏi hoàn toàn
- https://drdutuy.vn/cac-buoc-che-bien-cu-tam-that-thanh-bot.html