Loét do tì đè là gì?
Loét da tì đè là do mạnh máu bị đè ép quá lâu trên một vùng của cơ thể, thường xuất hiện ở những vùng có xương bị nhô lên hoặc do khi dùng giường hoặc ghế. Loét tì đè hình thành là do hoại tử thiếu máu cục bộ (thiếu nguồn cung cấp máu) của da và mô dưới da. Một số yếu tố khác làm hình thành loét da tì đè có thể là các yếu tố bên ngoài (không liên quan đến bệnh nhân) hoặc bên trong (phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân).
Những ai dễ bị loét do tỳ đè
- Người già ít vận động
- Người bị liệt
- Người phải ngồi xe lăn
- Người bệnh nằm lâu một chỗ
- Người sống thực vật
Vết loét thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng sâu hơn, phải cắt gọt phần hoại tử.
Vì sao người nằm lâu, liệt lại bị loét
– Loét da tỳ đè xảy ra khi nằm hoặc ngồi một tư thế quá lâu khiến mạch máu nuôi dường bị đè ép nên không cung cấp đủ máu.
– Loét khởi đầu khi có áp lực đủ lớn tỳ đè vào vùng da sát xương, áp lực này lớn hơn áp lực mao động mạch bình thường (32mmHg) gây rối loạn chuyển hóa và hoại tử tế bào.
– Quá trình này ban đầu có thể tự bù trừ bằng sự giãn mạch chủ động tăng cương tưới máu tại chỗ. Nếu lực tỳ đè lên đến 70mmHg, tổn thương tổ chức sẽ không hồi phục.
– Một số yếu tố khác góp phần hình thành loét tỳ đè là sự mất cảm giác, tiếp xúc môi trường ẩm ướt, tiểu tiện không tự chủ, mất khả năng vận động,…
Tư thế nằm ngửa:
Vùng sau ót, hai bên bả vai, hai cùi chỏ, vùng xương cùng, hai gót chân.
Tư thế nằm nghiêng:
Vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài.
Các vị trí loét tỳ đè hay gặp là vùng xương cụt, gót chân, khuỷu, bả vai, sau gáy, tai, mặt ngoài đùi. 80% các vết loét xảy ra tại xương cùng hay gót chân.
Biểu hiện loét da tì đè theo từng cấp độ
Vùng da ở chỗ tì đè đỏ, sưng huyết, có thể người bệnh cảm thấy đau, nếu người cao tuổi lú lẫn (tai biến mạch mạch não, tuổi quá cao…) thường không biết cảm giác đau. Tại vùng da bị tì đè có thể có nốt phồng lên như bị bỏng, khi nốt phồng vỡ ra sẽ thấy da ở đó có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt rồi đen lại. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, vết loét tì đè này có thể bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm, phát triển rất nhanh gây khó khăn cho điều trị, đặc biệt bị bội nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh, kháng nhiều kháng sinh như tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh.
Dựa vào sự thương tổn của da và tổ chức dưới da vùng tì đè, các nhà chuyên môn phân chia thành 4 cấp độ loét da tì đè (hoặc 4 giai đoạn) khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đó là:
-Loét độ I, da liền, vết đỏ không biến mất sau khi bỏ ra khỏi dấu tay ấn hay lực tì đè. Có thể có đau, cứng hay mềm hơn bình thường cũng có thể không có triệu chứng gì.
-Loét độ II, tổn thương bán phần lớp dưới da, vì vậy, đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục (những tổn thương dạng bọng nước, màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xếp vào loại loét do tì đè độ II).
-Loét độ III, tổn thương vùng da nơi bị tì đè mất toàn bộ lớp da, lớp dưới da (lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ có thể nhìn thấy nhưng chưa thấy xương, dây chằng, gân và cơ trên vết thương). Có thể xuất hiện tổ chức dưới da hoại tử có màu vàng đục nhưng không tổn thương sâu vào cơ nhưng có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò.
-Loét độ IV, là loại loét tì đè nặng nhất, mất toàn bộ mô da dưới da, làm lộ rõ cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng, tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen và có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò.
Nếu vùng da bị loét quá nặng do mất toàn bộ phần da, tổ chức dưới da, đáy vết thương được bao bởi lớp nhầy hoại tử màu vàng, nâu, hay xám hoặc lớp hoại tử khô màu đen và không xác định được chiều sâu của vết thương, sẽ khó xác định được độ.
LÀNH NHANH VẾT LOÉT DA TÌ ĐÈ BẰNG CAO DÁN ĐÔNG Y
Việc điều trị loét da tỳ đè sớm sẽ tốt hơn. Khi loét phát triển đến một giai đoạn nghiêm trọng hơn, nó trở nên khó điều trị và có thể dẫn đến các biến chứng:
- Hầu hết các vết loét tì đè giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sẽ lành thương trong vòng vài tuần điều trị hợp lý.
- Loét tì đè giai đoạn 3 và giai đoạn 4 mất thời gian lên đến vài tháng để lành thương. Mặc dù tiến trình lành thương diễn ra chậm nhưng vẫn phải chăm sóc và tiếp tục điều trị để phòng ngừa các biến chứng như làm tổn thương mô nhiều hơn, nhiễm trùng và đau.
Cao dán vết thương Đông y Gia truyền của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy đã giúp cho nhiều gia đình bệnh nhân thoát khỏi tình tràng loét da, loét da tỳ đè, loét ép, loét vùng cùng cụt
Với phương pháp đơn giản này, người bệnh nằm lâu bị loét ép lâu năm cũng có thể điều trị khỏi mà không phải dùng Kháng Sinh hay cắt lọc tổ chức da bị hoại tử và rửa hàng ngày.
Cao dán vết thương Đông Y chính là giải pháp nào cho điều trị các vết lở loét an toàn, hiệu quả, điều trị tại nhà, không gây đau xót, mất máu…
Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
HÃY CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOÀI DA
Để xem clip hãy ấn vào ảnh
Hãy ấn vào ảnh để theo dõi hội thoại
Lở loét ngoài da ở người cao tuổi nằm lâu
Hoại tử lở loét chân
Miếng dán trị lở loét ngoài da
HÃY XEM Y HỌC HIỆN ĐẠI XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG NGOÀI DA NHƯ THẾ NÀO?
Hình ảnh vết thương hở lâu lành
Thuốc kháng sinh trị vết thương hở
Vết thương có mùi hôi
Thuốc tạo màng sinh học điều trị vết thương ngoài da
Có nên bịt kín vết thương hở
Ghép da tự thân
MIẾNG DÁN CHỐNG LOÉT CHO NGƯỜI GIÀ