Bs Tuy điều trị lở loét da sau xạ trị ung thư.
Tìm hiểu về Ung thư vú.
Hình ảnh ung thư vú
I. Nguyên nhân ung thư vú.
- Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.
- Do gen di truyền. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh này có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.
- Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
- Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ, nang tuyến vú....
- Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư vú.
- Béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu cũng có nguy cơ bị ung thư vú.
II. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
- Người gặp vấn đề sinh sản ( vô sinh, hiếm muộn hoặc u xơ tuyến vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung...
- Người tiếp xúc nhiều với hoá chất độc hại, tia bức xạ.
III. Cách phát hiện sớm ung thư vú.
Sau khi sạch kinh từ 3- 7 ngày chúng ta ngồi trước gương hoặc đứng, sờ nắn, quan sát xem có bất thường ở vú không? Nếu:
- Bầu ngực nổi u nhỏ hoặc sưng tấy khác thường.
- Ngực mẩn đỏ hoặc nổi hạt li ti bất thường.
- Nổi mảng sần trên bầu ngực hoặc xung quanh núm vú.
- Núm vú tụt vào trong hoặc thay đổi hình dạng.
- Núm vú tiết dịch lạ.
- Sưng tấy khác thường dưới nách hoặc xương bả vai.
Khi có những dấu hiệu bất thường trên, chúng ta cần đi khám chuyên khoa để phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
IV. Điều trị ung thư vú.
1. Phẫu thuật ung thư vú.
Đối với khối u nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật bóc tách. Nếu ung thư đã lan rộng, bác sĩ sẽ tiến hành đoạn nhũ (đây là kỹ thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú bao gồm phần da, núm vú và tuyến sữa).
Các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện đoạn nhũ tiết kiệm da giúp cho việc tái tạo tuyến nhũ thuận lợi hơn, đồng thời cũng có thể nạo hạch sinh thiết nhằm phân tích tế bào để phát hiện ung thư đã di căn tới hạch hay chưa. Trong một số trường hợp thì phụ nữ mắc ung thư vú có thể lựa chọn cắt bỏ tuyến vú bên lành (còn gọi là “đoạn nhũ dự phòng”) nếu các nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú hoặc mang gen đột biến có liên quan đến bệnh.
2. Liệu pháp xạ trị.
Phương pháp này sẽ sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton để diệt các tế bào ung thư. Sau khi bệnh nhân được đoạn nhũ thì sẽ dùng các chùm tia này để chiếu xạ bên ngoài nhằm đảm bảo rằng các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.
3. Liệu pháp hoá trị.
Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối tượng áp dụng là những người mà tế bào ung thư có nguy cơ cao tái phát hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi hóa trị cũng được chỉ định trước tiên nhằm làm thu gọn khối u bướu lớn để hỗ trợ việc loại bỏ nó dễ dàng trong quá trình phẫu thuật. Hóa trị thường được chỉ định là khi tế bào ung thư đã lan rộng, mục đích là để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng kèm theo.
V. Chăm sóc da sau xạ trị.
Hình ảnh lở loét da do xạ trị
Miếng dán trị lở loét sau xạ trị ung thư
Vết lở loét ngực sau xạ trị ưng thư vú
Hình ảnh so sánh vết lở loét vùng ngực sau xạ trị ưng thư vú sau 8 ngày điều trị.
Hình ảnh vết lở loét tiến triển sau đợt xạ trị
Lở loét da vùng ngực sau xạ trị ung thư vú
Hình ảnh so sánh vết vết lở loét sau xạ trị ung thư vú
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển rất tốt
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển sắp khỏi hoàn toàn
- https://drdutuy.vn/cac-buoc-che-bien-cu-tam-that-thanh-bot.html